Tâm sự muộп màпg : “Ngồi cạnh tài xế, đừпg bao giờ gác chân lên táp-lô”

Có nhiều người khi ngồi cạnh ghế lái đều có một thói quen là gác chân lên táp-lô cho thoải mái, nhất là khi phải đi xe đường dài. Tuy nhiên, việc tưởng như vô hại này lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Bất luận là nam giới hay phụ nữ, rất nhiều người đã từng làm như vậy. Nhân vật chính trong câu chuyện ngày hôm nay muốn chia sẻ cùng mọi người sẽ cho chúng ta thấy, tại sao việc này là tuyệt đối không nên làm, bởi vì chỉ một phút lỡ như… đã khiến cho cô ấy phải khổ sở nửa đời còn lại.

Cô gái trong câu chuyện tên là Audra Tatum, 33 tuổi, đến từ Hoa Kỳ.

Từ lần đầu tiên ngồi xe cô đã có thói quen, cứ ngồi vào ghế lái phụ là Audra Tatum ngả lưng ghế và duỗi chân lên táp-lô. Chồng cô tên là Nick, đã rất nhiều lần khuyên, giải thích lý do và mức độ nguy hiểm của thói quen xấu này.

Tuy nhiên, Audra không nghe, cô cảm thấy không có gì quá to tát. Người chồng đã luôn nói với cô rằng: “Rồi có ngày em gãy chân nếu cứ làm thế’” Audra kể lại. Cho đến sự cố kinh hoàng xảy ra cách đây 2 năm…

Một ngày tháng 8 năm 2015, khi 2 vợ chồng cùng đứa con gái 10 tuổi đang trên đường trở về Georgia. Nick chạy với tốc độ khoảng 45 dặm một giờ trên đường, mà chiều hôm đó trên đường hầu như không có xe. Vậy là Audra lại một lần nữa, thoải mái gác chân lên táp-lô.

Lúc bấy giờ, người chồng lái với tốc độ không phải là quá nhanh, mọi thứ trong phạm vi có thể kiểm soát được. Nhưng ngay khi vừa ra khỏi ngã ba thì có một chiếc xe bất ngờ lao đến từ phía trước. Mất kiểm soát, chiếc xe của Nick chưa kịp dừng lại thì chiếc xe kia lao tới và đâm vuông góc vào xe của họ.

Sau sự cố va chạm này, may mắn thay Nick và con gái của ông đã đeo dây an toàn, vì vậy ông và con gái của ông chỉ bị một vài vết trầy xước, bầm tím không nghiêm trọng. Tuy nhiên, Audra thì không may mắn lắm. “Túi khí bung ra, bật thẳng bàn chân vào mặt tôi và làm mũi bị gãy. Tôi nhìn thẳng vào lòng bàn chân ngay sát mặt mình”, Audra nhớ lại. Mắt cá chân, xương đùi và cánh tay của Tatum bị gãy.

Về cơ bản mọi thứ bên phải cơ thể tôi đều bị gãy, đơn giản vì sự thiếu hiểu biết của bản thân. Tôi không phải siêu nhân nên không thể bỏ chân xuống đúng lúc”, Tatum thừa nhận sai lầm.

Theo tuyên bố của Sở cứu hỏa Chattanooga cảnh báo trên fanpage, tốc độ bung của các túi khí từ 160 đến 354 km/h, nếu để chân lên bảng táp-lô và xe bị đâm, túi khí có thể đẩy đầu gối đập thẳng vào hốc mắt của bạn, và hậu quả là không thể tưởng tượng được. Mà đối với Audra thì đây là một cơn ác mộng không thể quên.

Cô đã không mua bảo hiểm y tế, nên cô đã mất nhiều thời gian và tiền bạc cho việc chữa trị. Khi xuất viện, do có nhiều vết nứt nên mắt cá chân, mông, đầu gối của cô đều được gắn bằng những ốc vít.

Cho đến ngày hôm nay, Audra vẫn phải gánh chịu nổi đau thống khổ xác thịt trên cơ thể. Hơn nữa, vụ tai nạn xe hơi xảy ra cũng là lúc cô vừa tốt nghiệp ra trường. Và cô đã không thể thực hiện ước mơ là nhân viên y tế của mình sau những gì đã xảy ra.

Tôi không thể tiếp tục làm nhân viên cấp cứu. Tôi không thể nhấc người khác lên được nữa”. Cô giải thích. “Tôi cũng không thể đứng liên tục 4 tiếng. Có lần làm thế và tôi đã phải bật khóc”.

Cô mong rằng có thể dùng câu chuyện của mình để cảnh báo người khác: “Bạn sẽ không muốn chịu đựng nỗi đau và sự thống khổ mỗi ngày trôi qua giống như tôi. Một khi xảy ra sự cố, thì ắt hẳn sự hối tiếc của bạn chẳng còn ý nghĩa gì cả”.

Chúng tôi muốn nhấn mạnh vào hậu quả của việc gác chân lên táp-lô. An toàn là trên hết. Mong rằng mọi người đều biết trân trọng mạng sống của chính mình!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *