Nếu bạn còn để những vật dụng này trong cốp xe máy, nhất là trong những ngày nắng nóng, nó có thể sẽ đem đến nguy hiểm cho bạn.
Điện thoại, sạc dự phòng và các thiết bị điện tử
Khi vận hành xe, nhiệt tỏa ra từ động cơ cùng với không gian kín của cốp xe và đi trong điều kiện nắng nóng của mùa hè, khi đó nhiệt độ có thể cao lên đến khoảng 40 độ C. Những điều này sẽ có tác động xấu đến những thiết bị điện tử và có thể làm giảm tuổi thọ của chúng.
Hơn hết, pin là vật dụng khá nhạy cảm ở nhiệt độ cao. Khi để trong cốp xe quá lâu chúng có thể bị phồng hay nguy hiểm hơn là bị phát nổ. Vì vậy, bạn tuyệt đối không nên để điện thoại, sạc dự phòng và các thiết bị điện tử bên trong cốp xe, đặc biệt là trong tình trạng đang sạc.
Theo khuyến cáo thì các thiết bị điện tử nên được để ở nơi khô ráo, thoáng mát để không làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của chúng.
Bật lửa
Là vật dụng rất nguy hiểm, gây cháy nên bật lửa cũng nằm trong danh sách đen không nên để vào cốp. Trong bật lửa có chứa gas, chất dễ gây cháy, nổ. Nhiệt độ cao có thể khiến bật lửa phát nổ, cực kỳ nguy hiểm nếu như lúc này bạn đang điều khiển xe máy.
Các loại nước uống có ga
Nhiều người không nghĩ tới việc bỏ các loại nước uống có gas vào cốp xe sẽ gây nguy hiểm nhưng việc này là có thật.
Có một số loại nước giải khát được nhà sản xuất đóng gói trong các lon bằng nhôm. Nếu bạn bỏ chúng vào cốp xe máy thì khi gặp nhiệt độ cao, áp suất trong lon nước sẽ tăng lên. Áp suất cộng với khí gas bị nén bên trong sẽ khiến lon nước ngọt trở thành một quả bom có thể phát nổ dễ dàng.
Nước hoa
Trong nước hoa có một hàm lượng cồn nhất định. Đó là lý do mà chúng rất dễ bị bắt lửa. Vì vậy không nên để nước hoa trong cốp xe, nhiệt độ cao sẽ khiến mùi hương của chúng bị biến đổi đồng thời có thể gây cháy nổ khi quá nóng.
Đồ uống có cồn Tương tự như nước hoa, những chất có cồn như rượu cũng tuyệt đối không để trong cốp xe. Vì cốp xe rất nóng, nhiệt độ có thể khiến chất lỏng giãn nở đủ để làm nắp chai bị hở và rượu sẽ rò rỉ ra bên ngoài. Không khí xâm nhập vào sẽ làm nhiễm khuẩn rượu bên trong. Hơn nữa, rượu bị rò rỉ gặp nhiệt độ cao cũng rất dễ gây cháy nổ.
Theo Giáo dục thời đại