Hải sản là một loại thực phẩm có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng đem lại lợi ích cho sức khỏe và được rất nhiều người thích ăn. Tuy nhiên, những người bị bệnh gout thì không dám tùy tiện thưởng thức, duy chỉ với 3 loại hải sản này là ngoại lệ.
Nguyên nhân gây ra bệnh gout là do sự hình thành sỏi axit uric khi trong cơ thể có quá nhiều axit uric. Đối với bệnh nhân gout thì cảm giác chỉ được nhìn hải sản thơm ngon, hấp dẫn mà không được ăn thật sự vô cùng khó chịu. Bởi, khi bị gout không nên tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao. Trong khi đó, hầu hết các loại hải sản lại có hàm lượng purin đều rất cao. Tuy nhiên điều này cũng không hoàn toàn đồng nghĩa với việc, bệnh nhân gout phải nói lời tạm biệt với hải sản vì họ vẫn có thể thoải mái thưởng thức 3 loại hải sản sau đây:
1. Bào ngư
Trên thị trường có 3 loại bào ngư chính đó là bào ngư tươi, bào ngư ăn liền và bào ngư khô. Trong đó, hàm lượng purin của bào như tươi và bào ngư ăn liền lần lượt là 102mg/100g và 110mg/100g, hàm lượng purin tương đối cao không phù hợp dành cho bệnh nhân bị bệnh gout. Nhưng hàm lượng purin có trong bào ngư khô lại chỉ có 9mg/100g nên những người bị gout có thể lựa chọn cách ngâm bào ngư khô rồi đem đi chế biến. Bào ngư là một loại hải sản có hương vị rất thơm ngon, thịt dai sần sật.
Tuy nhiên, chúng có chứa hàm lượng đạm là 15,8mg/100g – cao hơn so với hải sâm, nhưng cũng thuộc loại collagen mà cơ thể con người khó hấp thu và sử dụng. Ngoài ra, hàm lượng cholesterol trong bào ngư cũng tương đối cao là 242mg/100g, gấp gần 5 lần so với hải sâm nên chúng được các chuyên gia khuyến cáo những người bị rối loạn mỡ máu nên hạn chế ăn hoặc tốt hơn hết là không nên ăn.
2. Hải sâm
Được ví như một loại cao lương mỹ vị, hải sâm luôn được rất nhiều người yêu thích bởi những lợi ích dinh dưỡng mà chúng có thể mang đến cho sức khỏe. Tuy cũng là một loại hải sản nhưng hải sâm lại có chứa hàm lượng purin rất thấp, trong đó hải sâm tươi là 8mg/100g, hải sâm khô sau khi được ngâm nước là 18mg/100g. Với hàm lượng như vậy, các chuyên gia cho rằng, bệnh nhân gout có thể ăn hải sâm với một lượng vừa phải.
Trong hải sâm có chứa hàm lượng cholesterol thấp và hàm lượng protein tương đối cao với hải sâm tươi là 16,5g/100g còn hải sâm khô thì hàm lượng protein lên tới hơn 80%. Tuy hàm lượng protein có trong hải sâm cao là vậy nhưng chủ yếu lại là collagen và tỷ lệ axit amin thiết yếu mà cơ thể con người yêu cầu tương đối thấp chỉ nằm trong khoảng từ 22,9% – 26,5%, và giá trị hiện có không cao. Theo đánh giá chung, nếu nói và giá trị protein thì hải sâm không tốt bằng trứng, cá đù, thịt nạc hay các loại thực phẩm khác mà chúng ta vẫn thường ăn. Nhưng hàm lượng canxi trong hải sâm là 285mg/100g đáp ứng 36% nhu cầu canxi hàng ngày của người trưởng thành bình thường.
3. Sứa
Trong sứa biển cắt nhỏ có chứa hàm lượng purin rất thấp vởi tổng hàm lượng purin chỉ 9mg/100g nên những bệnh nhân tăng axit uric máu và bệnh gout có thể yên tâm mà thưởng thức các món ăn từ loại thực phẩm này. Ngoài ra, sứa là một loại thực phẩm ít béo, ít cholesterol nên ngay cả những người béo phì, rối loạn mỡ máu cũng ăn được. Đặc biệt, hàm lượng canxi trong sứa vô cùng nổi bật với 150mg/100g, tương đối xuất sắc trong các loại thủy sản. Nếu ăn 100g sứa lạnh cắt nhỏ bạn đã có thể đáp ứng khoảng 19% nhu cầu canxi hàng ngày của cơ thể.
Người bệnh gout không cần tạm biệt mọi loại hải sản, mà với 3 loại hải sản ít purin là sứa cắt sợi, hải sâm, bào ngư đều có thể ăn điều độ. Tuy nhiên, cần lưu ý những người mắc các bệnh liên quan đến rối loạn mỡ máu nên hạn chế ăn bào ngư để tránh rủi ro cho sức khỏe.