Dù đang mang thai những tôi vẫn phải phục vụ cho cả gia đình chồng.
Khi tôi và chồng kết hôn, cả hai đã vay tiền để mua một căn hộ ba phòng ngủ một phòng khách, mỗi tháng phải trả 15 triệu đồng tiền lãi, cảm thấy áp lực rất lớn.
Sau khi kết hôn, mẹ chồng và em chồng dọn về sống cùng chúng tôi. Bà ấy bảo chúng tôi mỗi tháng đưa 5 triệu tiền ăn, tôi thấy hơi nhiều, muốn em chồng phụ 2 triệu nhưng mẹ chồng nói em chưa kết hôn, không có tiền, không còn cách nào, tôi đành phải đưa.
Tôi cho rằng nếu đã đóng góp tiền thì không cần phải mua trái cây nữa, bà ấy có thể chịu trách nhiệm về việc này. Nhưng mẹ chồng lại nói rằng không thích ăn trái cây, vì vậy tôi đã phải mua. Nhưng không ngờ, sau khi mua về, hai người đó còn ăn nhiều hơn tôi.
Em chồng 25 tuổi, từ chối đi xem mắt, tôi đã giới thiệu cho cô ấy 5 người bạn trai, cô ấy đều từ chối với đủ lý do. Em nói, kết hôn có ý nghĩa gì? Nhìn chị mà xem, mỗi ngày tan làm lại vào bếp, giặt giũ, nấu nướng, phục vụ cả nhà, em không ngốc như vậy, tự rước cái khổ vào thân.
Tôi mệt mỏi vì phải cung phụng cả nhà chồng dù đang mang thai. (Ảnh minh họa)
Em chồng nói không sai, tôi kết hôn thì phải hầu hạ cả gia đình, vì mẹ chồng bị thoái hóa cột sống, làm việc nhà rất khó khăn, cô ấy thì lười biếng, chồng lại bận rộn, dù bản thân không muốn làm nhưng tôi cũng đành chấp nhận.
Tôi từng cười nhạo bạn thân, kết hôn là trở thành đầu bếp, người mua sắm, nhân viên vệ sinh. Và còn tuyên bố nếu mà lấy chồng sẽ không bao giờ nấu ăn, kết hôn là để hưởng thụ chứ không phải để chịu khổ. Nhưng tôi kết hôn lại không chỉ nấu ăn cho hai người, mà phải nấu ăn cho bốn người, giặt đồ cho cả bốn người.
Em chồng ban đầu chịu trách nhiệm giặt đồ, sau khi có chị dâu, cô ấy không giặt nữa, ngoại trừ đồ lót và tất, còn lại đều là tôi giặt. Tôi nói với chồng rằng: “Em không muốn giặt đồ cho em gái anh nữa, cô ấy lớn rồi, để em giặt đồ cho cô ấy có hợp lý không?”.
Chồng nói, em giặt đồ, tiện thể giặt luôn cho cô ấy, có mệt chết đâu, sao mà hẹp hòi thế.
Khi tôi mang thai, mẹ chồng bảo tôi làm việc nhà và còn nói vận động nhiều thì sinh con sẽ thuận lợi. Chồng thường xuyên đi công tác nên không có ở nhà, tôi cũng không có cách nào, đành phải im lặng chịu đựng.
Vậy là dù đang mang thai, tôi vẫn làm việc chẳng khác gì người bình thường: đi làm, mua sắm, nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa. Thoắt cái, tôi đã có bầu được 4 tháng, vẫn phải làm tất cả mọi việc như bình thường. Hôm đó, em chồng bảo tôi giặt áo ngủ lụa cho cô ấy vì loại vải này không thể giặt máy. Nghe thấy đề nghị vô lý này, tôi ngó lơ.
Em chồng không vui, quay ra giận dỗi tôi: “Chị dâu, áo ngủ lụa của em chỉ cần giặt tay nhẹ nhàng là xong, không tốn sức chút nào, chị giặt đồ mà không giặt cho em, chị cố ý phải không? Mang thai thì sao, mang thai là không giặt đồ nữa à? Đồng nghiệp của em mang thai 8 tháng vẫn đi làm bình thường, về nhà vẫn giặt đồ, đều là do anh em chiều chị quá”.
Lúc đó, đúng lúc chồng tôi đi công tác về, sau khi hiểu nguyên nhân, anh ấy mặt mày tái mét nói với em chồng: “Em bắt nạt vợ anh đã lâu, anh nhịn em cũng lâu rồi, nếu em còn thế nữa, anh sẽ không nhận em là em gái, em dọn ra khỏi nhà đi, càng xa càng tốt”.
Em chồng chưa bao giờ thấy anh trai nổi giận như vậy, lập tức im lặng.
Em chồng bất ngờ trước thái độ của chồng tôi. (Ảnh minh họa)
Tôi sững sờ, vì anh ấy trước giờ luôn bênh vực em chồng, chưa bao giờ đứng về phía vợ, lần này thật sự khiến tôi bất ngờ và vui mừng.
Sau đó, em chồng đối xử với tôi lịch sự hơn nhiều, chồng tôi cũng không phải đi công tác nhiều nữa, mỗi ngày tan làm đúng giờ, vào bếp nấu ăn phụ vợ. Còn cô ấy thì rửa bát lau sàn, giặt đồ, tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn nhiều.
Bài tâm sự được gửi từ độc giả có email: huenguyen79…@gmail.com
Trong thời gian mang thai, chồng nên làm gì để thể hiện sự quan tâm với vợ?
Trong thời gian mang thai, việc chồng quan tâm đến vợ rất quan trọng để hỗ trợ và chăm sóc cho sức khỏe và tinh thần của cả hai mẹ con. Dưới đây là một số hành động mà chồng có thể thực hiện để quan tâm và chăm sóc vợ trong thời kỳ mang thai:
Điều chỉnh chế độ ăn uống: Chồng có thể hỗ trợ vợ bằng cách chuẩn bị hoặc tham gia vào việc chuẩn bị các bữa ăn lành mạnh và cân đối.
Đồng hành trong cuộc hẹn bác sĩ: Chồng có thể tham gia cùng vợ trong các buổi kiểm tra thai kỳ để cảm nhận được sự phát triển của thai nhi và hỗ trợ vợ trong các quyết định liên quan đến sức khỏe thai kỳ.
Tạo không gian thoải mái: Chồng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vợ để nghỉ ngơi và thư giãn, đặc biệt là vào những thời điểm cần nghỉ ngơi nhiều hơn.
Hỗ trợ công việc nhà: Chồng có thể chia sẻ công việc nhà và làm các việc nặng nhọc để giảm bớt gánh nặng cho vợ, đặc biệt là khi vợ mang thai.
Hỗ trợ tinh thần: Chồng cần hiểu và thấu hiểu những biến đổi cảm xúc của vợ trong thời kỳ mang thai và cung cấp sự ủng hộ và động viên đầy đủ.
Tham gia vào chuẩn bị cho sự ra đời của em bé: Chồng có thể tham gia cùng vợ trong việc chuẩn bị cho sự xuất hiện của em bé bằng cách mua sắm đồ dùng cho bé, tham gia vào các lớp học dành cho bố mẹ sắp có con, và tạo không gian ấm áp cho gia đình sắp thành lập.
Những hành động nhỏ từ chồng không chỉ giúp vợ cảm thấy được quan tâm và yêu thương, mà còn tạo ra một môi trường gia đình ấm áp và hạnh phúc trong thời kỳ mang thai.