Học cách làm giàu từ đây chứ còn đâu xa nữa!
Giữa người giàu và người nghèo vốn dĩ đã có những khoảng cách khá lớn, không chỉ nằm ở khối tài sản mà còn khác biệt từ ngay suy nghĩ, tư duy và thói quen sinh hoạt. Nhiều gia đình duy trì được sự giàu có của họ qua từng thế hệ cũng bởi cách giáo dưỡng con cái tỉ mỉ, chú trọng từ những chi tiết.
Một trong những yếu tố đó được nhà văn người Nhật Bản Hideichi Takizawa thể hiện qua cuốn sách “Những điều mà rác thải dạy ta”. Theo đó, sự khác biệt lớn giữa người giàu và người nghèo còn đến từ rác thải họ vứt đi.
Thùng rác của người giàu
– Có nhiều chai nhựa dung tích lớn.
Từ đây, có thể thấy rõ ràng người giàu duy trì một thói quen mua sắm tiết kiệm. Dễ nhìn nhận, mua 1 chai nước 2 lít chắc chắn luôn rẻ hơn mua 4 chai 500ml. Và không chỉ riêng mặt hàng nước uống, tất cả các sản phẩm khác khi mua dung tích, trọng lượng lớn sẽ rẻ hơn so với loại nhỏ hơn. Những người có tầm nhìn xa trông rộng chắc chắn sẽ biết được điều này.
– Ít tìm thấy mẩu thuốc lá, vỏ rượu và nước tăng lực.
Người giàu rất biết cách bảo vệ sức khoẻ, họ dành nhiều thời gian để tập luyện cũng như bổ sung nhiều loại thuốc, đồ ăn ngon… Chỉ trong những dịp đặc biệt hay muốn dành phần thưởng cho bản thân, họ mới nâng ly chúc rượu để thay đổi không khí.
– Hiếm khi có vỏ gói khoai tây chiên, sô cô la, đồ ăn vặt đóng gói sẵn…
Thức ăn nhanh không có lợi cho sức khoẻ, vì thế, họ sẽ không ưu tiên những món ăn này.
– Có nhiều bóng tennis.
Tennis là một trong những môn thể thao được giới nhà giàu ưa chuộng. Cũng có thể đó là xu hướng thượng lưu nhưng trên hết, họ vô cùng quan tâm đến sức khoẻ bản thân.
– Có nhiều vỏ sản phẩm làm đẹp, chăm sóc da.
Đó chính là cách người giàu đầu tư và sức khoẻ bản thân, không chỉ khoẻ bên trong mà cũng phải đẹp bên ngoài. “Đổ tiền” vào bản thân chính là cách tiêu dùng thông minh nhất.
Thùng rác của người nghèo
– Có nhiều vỏ gói khoai tây chiên, các loại snack, nước uống tăng lực…
Đối với nhiều người, thức ăn nhanh vừa rẻ, vừa tiện lợi, dễ ăn. Chọn cách lấp trống dạ dày bằng loại thức ăn đó nhiều ngày, chắc chắn sức khoẻ dần dần sẽ kém đi. Người nghèo chỉ nhìn thấy tác dụng trước mắt mà không thể nhìn xa trông rộng.
– Có nhiều chai nhựa, túi nylon…
Những loại vật liệu đó chắc chắn rẻ nhưng vô cùng hại tới môi trường sống xung quanh. Ví tiền có thể chỉ phải chi vài đồng nhưng chất lượng sống trong tương lai có thể lại bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
– Thùng rác chất đống.
Môi trường sống sạch sẽ, gọn ghẽ sẽ giúp con người thoải mái làm việc, tinh thần cũng minh mẫn hơn. Tuy nhiên, người nghèo thường trì hoãn việc này khiến nơi ở bừa bộn, không sạch sẽ và nhiều khi bị lấp đầy bởi rác thải.
Chỉ từ chuyện 2 cái thùng rác mà có thể suy ra thói quen của người giàu và người nghèo như thế nào. Lẽ tất yếu, người giàu thì vẫn cứ giàu lên là vậy!
Người đàn ông liệt 2 chân đan chiếu trúc xây nhà 400 triệu báo hiếu bố mẹ
Bị liệt cả 2 chân, phải ngồi xe lăn sau vụ tai nạn, nhưng anh Nguyễn Xuân Hùng (40 tuổi, ngụ H.Ea Kar, Đắk Lắk) vẫn nỗ lực với nghề đan chiếu trúc, dành tiền xây nhà báo hiếu bố mẹ. Câu chuyện của anh khiến nhiều cư dân mạng xúc động.
Bước qua nỗi đau
12 năm trước, sau ca lái xe, anh Hùng ngồi nghỉ ở gần một trường học thì bất ngờ đất bị sạt lở, đè gãy xương sống, gãy chân. Anh được chuyển xuống Bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị. Từ người trụ cột gia đình lo cho cha mẹ già, anh bỗng chốc nằm liệt trên giường, mọi sinh hoạt đều phải nhờ cha mẹ chăm sóc. Bao nhiêu tiền cả nhà tích cóp tiêu tùng hết vào thuốc thang, chạy chữa. Khi căn nhà 30 m² lụp xụp không còn món nào giá trị để cầm cố lo cho việc điều trị, cha mẹ anh phải vay mượn khắp nơi. “Khi đó tôi vẫn chưa lập gia đình vì nhà nghèo quá. Bao hoài bão ước mơ cũng đổ sập như núi đất đè lên người tôi khi đó. Chán nản, tôi muốn rời bỏ cuộc sống vì biết mình không thể điều trị, không có khả năng phục hồi”, anh kể.
3 năm nằm một chỗ, nhìn cha mẹ già tần tảo với rẫy cà phê mà cuộc sống vẫn kham khổ, anh tự mình vực dậy làm những việc trong gia đình như nấu ăn, rửa chén, dọn dẹp… Anh cũng mày mò cách thêu tranh chữ thập, đan rổ, làm lồng chum kiếm thêm thu nhập nhưng vẫn bí lối vì không có đầu ra.
Anh Hùng mưu sinh bằng nghề đan chiếu trúc (NVCC)
Năm 2018, anh thử sức đan chiếu trúc. Không biết học nghề ở đâu, anh đặt mua một chiếc chiếu trúc giao đến tận nhà, tỉ mỉ tháo ra từng chi tiết rồi ráp lại. Được bạn bè giới thiệu, anh mới bắt đầu dùng smartphone, mày mò tạo Facebook, Zalo bán hàng và được người quen ủng hộ ngay đơn hàng đầu tiên. “Tự kiếm được đồng tiền, tinh thần thoải mái hẳn, cuộc sống vui vẻ hơn, không như trước cứ nghĩ mình là gánh nặng. Cũng may, người này giới thiệu người kia, vậy là tôi có khách đặt chiếu đều đặn dù không rành mạng xã hội”, anh chia sẻ.
“Như một giấc mơ”
Không gian làm việc của anh Hùng là khoảng sân trước nhà. Mỗi chiếc chiếu trúc anh mất khoảng một ngày rưỡi thì hoàn thiện và được bán với giá từ 870.000 – 970.000 đồng. Trừ các chi phí vật liệu, anh có khoảng 250.000 – 350.000 đồng/ngày. Gần đây, anh tham gia thêm TikTok, mở livestream và có thêm rất nhiều đơn hàng từ khắp nơi trên cả nước. Mạng xã hội và cư dân mạng chính là điểm tựa để anh bước qua khó khăn. Khi đơn hàng nhiều, anh cũng áy náy vì khách thường phải chờ thêm 3 – 4 tuần mới tới lượt đan chiếu. Có thời điểm, anh phải xin lỗi chưa nhận đơn vì số lượng chờ đang còn nhiều.
Căn nhà 100 m² do anh Hùng tích cóp và vay mượn thêm để xây cho bố mẹ
Miệt mài ngày đêm, dù những cơn đau mỏi dai dẳng anh vẫn ngồi trên chiếc xe lăn quen thuộc cặm cụi đan chiếu. Mới đây, anh đã xây được căn nhà cấp 4 rộng 100 m² cho bố mẹ già. Anh đăng tải clip kể câu chuyện của mình vì muốn tiếp thêm động lực cho mọi người rằng “đừng từ bỏ dù cuộc sống có khó khăn thế nào” và “chính mình là người có thể giúp bản thân đi qua mọi giông bão”…
Anh bộc bạch: “Người như tôi có việc làm là may mắn lắm. Như một giấc mơ vậy. Nếu không có mạng xã hội chắc tôi không có được ngày hôm nay, từ đây tôi có đơn hàng, biết được nhiều người có ý chí phấn đấu. Tôi có thể dành dụm, vay mượn thêm xây được nhà cho bố mẹ. Tôi không ngờ mình có thể làm được, mới ngày nào còn nghĩ mình kiếm tiền nuôi bản thân còn khó, huống gì xây nhà”.
Ông Nguyễn Xuân Ký (70 tuổi), bố anh Hùng, cho biết ông có 2 người con trai và anh Hùng là con đầu. Vì gia đình khó khăn nên anh Hùng lo làm ăn, chưa lập gia đình thì tai họa ập đến.
“Vợ chồng già chỉ biết động viên con vượt qua khó khăn để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. Tôi cũng không ngờ con có thể vực dậy, làm chiếu trúc gom góp tiền xây nhà cho bố mẹ sống thoải mái hơn. Tôi tự hào với hàng xóm, sung sướng lắm vì ước mơ từ lâu của vợ chồng tôi bây giờ mới được toại nguyện. Căn nhà cũ dột nát, mái tôn mục nay xây lại hết 400 triệu đồng, sạch đẹp khang trang lắm”, ông chia sẻ.