Giáo sư khẳng định: Rễ đinh lăng chứa chất tương tự nhân sâm, dùng chữa bệnh thì ‘khỏi chê’

Gần đây em thấy mọi người ca ngợi cây đinh lăng dữ lắm, đặc biệt là phần rễ, nào là ví như “nhân sâm của người nghèo” có thể chữa được bách bệnh nên cũng tò mò không biết liệu có thật là như thế không. Nhân sâm thì đắt quá nên nếu đinh lăng mà thay thế được thì còn gì bằng. Thế nên em đã tìm kiếm thông tin và rất bất ngờ khi biết được đáp án. Sự thật là gì, chị em xem dưới đây với em nhé!

webtretho

Giá trị của đinh lăng
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết, đinh lăng là một trong những loại cây trồng có thể sử dụng được tất cả các bộ phận (lá, thân, rễ) để làm thuốc trị ho, mát huyết, chữa mẩn ngứa, chữa tắc tia sữa…. Đặc biệt trong Đông y, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng là thông huyết mạch, tăng cường sinh lực, bồi bổ khí huyết… Theo nghiên cứu của GS. Ngô Ứng Long (học viện Quân y), rễ đinh lăng chứa nhiều chất saponin giống như nhân sâm. Chất này có khả năng ngăn ngừa ung thư, chống oxy hóa, tăng khả năng miễn dịch…

Đồng thời, nó còn chứa các vitamin và 13 loại acid amin cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường thể lực, kích thích não bộ, giảm mệt mỏi, chống oxy hóa, bảo vệ gan…

webtretho

Đinh lăng chữa được bệnh gì?

Ngoài lá cây đinh lăng sắc nước uống giúp thanh lọc, giải độc, chữa dị ứng, mất ngủ và thân cây sao khô sắc nước chữa đau xương khớp thì phần rễ đinh lăng là có thể sử dụng chữa được nhiều bệnh nhất.

– Bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực: Dùng vỏ rễ đinh lăng (bỏ lõi) đem ngâm rượu uống. Mỗi ngày 1 chén nhỏ.

– Tiêu thực, kích thích tiêu hóa: Lấy 10g vỏ rễ đinh lăng đem đun cùng 200ml nước sạch cho tới khi lửa còn 150ml thì tắt bếp. Chia phần thuốc làm 2-3 lần uống trong ngày.

– Lợi sữa sau sinh: Dùng 20g vỏ rễ củ đinh lăng nấu với 3 lát gừng và 500ml nước. Sắc đến khi còn 250ml thì dừng, chia làm 2 lần uống trong ngày, dùng liền 5 ngày.
– Phòng chống đau dạ con đối với phụ nữ sau sinh: Dùng vỏ rễ đinh lăng (bỏ lõi), cành, lá sao khô sau đó đem sắc uống thay trà.
– Chữa ho, hen suyễn: Dùng 10g rễ đinh lăng, 9g vỏ rễ dâu, 6g xương bồ,8g bách bộ,8g nghệ vàng, 8g đậu săn, 4g gừng khô,8g rau tần dày lá cho vào nồi sắc cùng 800ml. Khi nước thuốc còn 300ml thì chia làm 2 lần uống trong ngày, mỗi liệu trình 10 ngày.
– Hỗ trợ điều trị phong thấp: Dùng 20g rễ đinh lăng bỏ lõi, 8g rễ cỏ xước,8g cối xay, 8g huyến rồng, 4g quế chi,8g thiên niên kiện, 8g hà thủ ô chế, 4g trần bì sắc cùng 800ml nước. Khi nước còn 300ml thì chia uống 2 lần/ ngày, dùng 10 ngày.

webtretho

Lưu ý khi dùng đinh lăng Các bác sĩ, chuyên gia khẳng định, rễ đinh lăng lâu năm không có tác dụng chữa bách bệnh như lời đồn thổi, nó chỉ có thể chữa được một số bệnh và thời điểm dùng tốt nhất là khi cây trồng được từ 5 – 10 năm tuổi mà thôi. Bởi theo nguyên lý tự nhiên, những cây lâu năm thì không còn tốt nữa bởi các chất trong rễ cây đã bị lão hóa, không cung cấp được nhiều dinh dưỡng. Hơn nữa, thành phần saponin trong rễ đinh lăng rất cao, có tính huyết tán nên nếu sử dụng quá liều, không phù hợp với tình trạng bệnh, cơ địa người thì sẽ làm vỡ hồng cầu, dẫn tới hoa mắt, chóng mặt, nôn nửa… Khi sử dụng rễ đinh lăng làm thuốc cần phải chú ý liều lượng, mỗi lần chỉ từ 10 – 20g rễ đã sao khô/ sấy khô là đủ.

– Không dùng rễ đinh lăng với liều cao kẻo bị say thuốc, mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy.

– Khi bào chế rễ thành thuốc cần phải bỏ lõi rễ vì nó có tác dụng phụ không tốt, dễ gây thủng dạ dày.
– Người bị bệnh gan, phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng cây đinh lăng (cả lá, thân, rễ)

– Người bị bệnh khi muốn dùng đinh lăng chữa trị thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước.