Chỉ nắm chắc mẹo nhỏ dưới đây, bạn có thể trồng thành công cà tím trong chậu, cho quả nhiều ăn không xuể.
Cà tím hay cà dái dê có tên khoa học là Solanum melongena, đây là một loại cây thuộc họ Cà, đồng thời còn có quan hệ họ hàng gần gũi với cà chua, khoai tây, cà dừa, cà pháo… xuất xứ từ miền Nam Ấn Độ và Sri Lanka.
Cà tím là cây một năm, có thân thảo giả gỗ, cây có chiều cao trung bình tương đối lớn, khoảng 40 – 150 cm. Thân cây thường có gai, phân chia nhiều nhánh, so với các loại cà khác thì lá cà tím có kích thướt lớn hơn, có màu xanh thẫm nổi bật với nhiều đường gân, khi sờ vào có cảm giác nhám tay.
Hoa cà tím có màu trắng hay tím nhạt nền nã, với tràng hoa năm thùy và các nhị hoa màu vàng. Khi hoa được thụ phấn sẽ cho những quả cà tím căng mẩy, nhiều cùi thịt, kích thướt cùng hình dạng thay đổi theo từng giống khác nhau và đây chính là bộ phận được sử dụng duy nhất trên cây cà tím.
Cách trồng cà tím trong chậu/ thùng xốp
(1) Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và hạt giống
Dụng cụ trồng
Bạn có thể tận dụng thau, chậu, khay hoặc thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cà tím. Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước. Tuy nhiên, chậu hoặc thùng xốp phải cao từ 20-25cm, rộng ít nhất 30cm.
Đất trồng
Cà tím thích hợp trồng trên tơi xốp, giàu mùn, dễ thoát nước và có độ pH khoảng 6. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa…
Hạt giống
Hạt giống bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán đồ nông sản gần nhà hoặc siêu thị.
(2) Ngâm ủ, gieo hạt và cấy cây
Hạt cà tím có vỏ khá cứng và dày nên trước khi gieo bạn phải ngâm nước lạnh từ 24-30 giờ. Sau đó vớt ra ngâm ở nước ấm có nhiệt độ khoảng 50 độ C trong vòng 1 tiếng. Công đoạn này vừa giúp làm mềm vỏ hạt để kích thích nảy mầm vừa giúp diệt trừ nấm bệnh. Ủ hạt giống trong vải ẩm cho nứt ra rồi mới đem đi gieo.
Đem hạt đã ủ gieo từ 2-3 hạt vào một ô ở giá gieo hạt hoặc bầu. Sau đó lấp 1 lớp đất mỏng và tưới nước bằng vòi phun nhẹ.
Khi cây con trồng trong bầu có từ 5 đến 6 lá thật và cao khoảng 6-8cm thì chọn ra những cây khoẻ mạnh nhất rồi đem trồng ra chậu hoặc thùng xốp. Sau khi cấy xong tưới nước cho cây và che phủ trong vòng 1 tuần.
(3) Chăm sóc
Cà tím là loại cây ưa nước, do đó trong thời gian đầu bạn cần phải tưới nước hàng ngày. Lưu ý: Tưới đủ độ ẩm cần thiết cho cây con sinh trưởng phát triển tốt. Đặc biệt trong thời kỳ ra hoa và nuôi quả bạn không được để mặt chậu bị khô hoặc thiếu nước thì cây cà sẽ ra hoa kém dẫn đến giảm năng suất và trái không được to.
Sau khi cấy cây con được 1 tuần, tiến hành bón lót bằng phân bò, phân trùn quế, phân gà, phân dê hoặc phân hữu cơ. Cứ 10-12 ngày bón thúc lần.
Thu hoạch
Sau 60-70 ngày trồng là cà tím có thể thu hoạch đợt đầu tiên. Không nên thu hoạch lúc quả quá già bởi ăn sẽ không ngon. Thời gian thu hoạch tùy thuộc vào việc chăm sóc cây.
Bạn cũng có thể chọn những quả to, dài, đẹp, không sâu bệnh để già làm giống cho vụ sau.
Tự trồng cà chua sạch tại nhà nhớ đặt 6 thứ này vào gốc để cây lớn ‘nhanh như thổi’, quả sai trĩu trịt
Nếu bạn đang tự trồng cây cà chua tại nhà và muốn cây sai quả, hãy bổ sung cho cây những thứ này ngay nhé.
Ngày nay, ngoài việc trồng hoa, cây cảnh, rất nhiều người thích trồng rau, cây ăn quả tại nhà. Cây cà chua là một loại cây được không ít gia đình lựa chọn để trồng. Cây cà chua có thể trồng trong vườn hoặc trồng trong chậu, trong thùng xốp đều được. Nếu biết cách chăm sóc, bạn có thể thu hoạch được những quả cả chua chín mọng, đảm bảo không phun hóa chất, an toàn cho gia đình.
Để trồng được những cây cà chua khỏe mạnh, ra nhiều trái, trái vừa to vừa ngon, bạn hãy bổ sung cho cây 6 thứ này.
Baking soda
Trộn baking soda vào đất trồng cây cà chua có tác dụng làm giảm mức axit. Nhờ đó, quả cà chua sẽ ngon và ngọt hơn. Ngoài ra, cây cà chua cũng sẽ ít bị sâu bọ quấy phá hơn.
Đầu cá
Phần đầu cá không ăn hết đừng đem vứt đi. Bạn có thể biến chúng thành loại phân bón xịn xò cho cây trồng. Từ rất lâu, người ta đã sử dụng cá như một loại phân bón tự nhiên trong vườn. Tất nhiên, khi trồng cà chua trong nhà, bạn cũng có thể sử dụng nguyên liệu này để làm phân bón cho cây.
Có thể đặt đầu cá bên dưới hố đất trồng cây, vùi đất lên trên để đầu cá phân hủy, các chất dinh dưỡng sẽ tan dần vào đất để cung cấp cho cây. Lưu ý, cần chôn đầu cá thật sâu dưới đất để tránh các loài sinh vật có thể đào chúng lên.
Ngoài việc sử dụng toàn bộ đầu cá, bạn có thể dụng vụn cá đã xay để bón cho cây. Với cách này, bạn có thể trộn vụn cá với 2 cốc nước và 1 cốc sữa để tạo thành dung dịch siêu dinh dưỡng để bón cho cây cà chua.
Aspirin
Aspirin không chỉ là thuốc giảm đau, kháng viêm mà còn có tác dụng tốt đối với cây trồng. Bạn có thể thả 2-3 viên aspirin vào gốc cây. Điều này sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cây, giúp phòng ngừa các bệnh thường gặp trên cây cà chua như bệnh bạc lá, giúp tăng năng suất của cây cà chua.
Vỏ trứng
Khi nấu các món từ trứng, bạn có thể giữ lại phần vỏ trứng để làm phân bón cho cây trồng. Vỏ trứng được xem là “thần dược” đối với cây cà chua.
Vỏ trứng cung cấp một lượng canxi dồi dào cho cây, giúp cây cà chua ra hoa, đậu quả nhiều hơn. Ngoài ra, nó cũng giúp tăng chất lượng của quả cà chua.
Hãy rửa sạch vỏ trứng, bóp vụn rồi vùi vào đất trồng cà chua. Vỏ trứng sẽ phân hủy dần dần, rễ cây sẽ hút những chất này để sinh trưởng.
Bột xương
Bạn có thể sử dụng bột xương (được nghiền ra từ xương của các loài động vật) để bón cho cây trồng. Cây cà chua chỉ cần một chén bột xương đây là có thể sinh trưởng tốt, ra nhiều hoa và quả.
Trong bột xương có chứa nhiều phốt pho. Đây là một chất cực kỳ cần thiết để cây cà chua phát triển mạnh.
Bã cà phê
Bạn có thể tận dụng bã cà phê để trồng cây cà chua, giúp cây khỏe mạnh, ra nhiều quả to và ngon.
Đặt bã cà phê đã ủ kỹ vào hố chuẩn bị trồng cây cà chua để cải thiện thành phần đất cũng như cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây.
Bảo quản cà chua theo cách này, không cần để tủ lạnh mà vẫn tươi lâu, giữ nguyên hương vị
Cà chua có thể tươi ngon ngay cả khi không để trong tủ lạnh. Hãy cùng xem cách bảo quản cà chua cực hay này nhé.
Cà chua là một trong những loại thực phẩm quen thuộc, thường xuyên có sẵn trong căn bếp gia đình. Cà chua hay được dùng để nấu cành, làm xốt, tạo màu và tăng thêm hương vị cho món ăn. Ngoài ra, với chị em, cà chua cũng là món ăn tốt cho da, có thể dùng làm sinh tố uống mỗi ngày, cũng có thể dùng làm mặt nạ đắp mặt.
Nên chọn mua những quả cà chua có hình dáng đều đặn, vỏ lành lặn, cầm chắc và cứng tay. Nếu bạn mua nhiều cà chua để dùng dần thì có thể chọn những quả còn hơi xanh một chút. Trong quá trình bảo quản, cà chua sẽ chín dần.
Thông thường, mọi người sẽ bảo quản cà chua trong tủ lạnh. Tuy nhiên, nhược điểm của cách này là cà chua có thể bị thay đổi kết cấu, hương vị. Nguyên nhân là do nhiệt độ thấp tạo ra phản ứng emzyme trong cà chua, khiến màng tế bào bị phá vỡ. Khi đó, quả cà chua sẽ bị sần, nhão và không còn hương vị ban đầu. Ngoài ra, để cà chua chung với các thực phẩm khác, nó cũng sẽ dễ bị hấp thụ mùi của các thực phẩm này. Bạn chỉ nên bảo quản những quả cà chua đã quá chín trong tủ lạnh để giữ cho cà chua không bị hỏng.
Cà chua vẫn sẽ giữ được độ tươi ngon ngay cả khi để ở môi trường bên ngoài nếu bạn biết cách.
Một số người sẽ sử dụng cách đặt úp quả cà chua xuống dưới, cho phần cuống của quả úp xuống mặt rổ. Cách này sẽ giúp cà chua tươi ngon trong vòng vài ngày.
Một phương pháp khác để cà chua tươi lâu hơn rất rễ áp dụng là dùng băng dính dán vào phần cuống của cà chua. Cuống là phần mà vi khuẩn rất dễ xâm nhập. Do đó, dán băng dính lên trên sẽ tạo rào cản, ngăn cặn vi khuẩn tấn công vào bên trong quả cà chua. Ngoài ra, băng dính cũng giúp giữ lại độ ẩm cần thiết cho quả cà chua.
Dán một mẩu băng dính nhỏ lên cuống quả cà chua sẽ giúp nó tươi ngon trong thời gian dài hơn.
Với cách này, bạn không cần rửa cà chua mà chỉ cần lấy khăn khô lau qua cho sạch sẽ. Cắt một miếng băng dính vừa đủ dán kín phần cuống của quả cà chua. Đặt cà chua vào khay hoặc rổ rồi để ở nơi thoáng mất, khô ráo trong bếp. Khi nấu, lấy cà chua ra, bóc băng dính và rửa sạch rồi đem chế biến như bình thường.
Trong quá trình bảo quản, bạn cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của các quả cà chua để đảm bảo chúng không bị thối hỏng. Nên ăn những quả cà chua chín kỹ trước, quả xanh để ngoài cho chúng từ từ chín dần. Nếu không ăn hết những quả đã chín già thì bạn có thể cho chúng vào hộp, đậy nắp kín và bỏ vào ngăn mát tủ lạnh để tránh cà chua bị hỏng.