Tiết kiệm đến mấy cũng đừng giữ lại 5 đồ dùng cũ này trong bếp: Vừa mất vệ sinh vừa \

Mỗi đồ dùng đều có tuổi thọ nhất định, vì vậy khi chúng đã “hết hạn sử dụng”, người dùng nên bỏ đi và thay mới.

Trong cuộc sống hàng ngày, con người thường có nhu cầu sử dụng rất nhiều những vật dụng, công cụ khác nhau để bổ trợ các công việc. Các vật dụng này đem lại sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian và công sức cho con người ở nhiều khía cạnh. Có thể kể tới như các loại nồi, chảo trong nhà bếp, các loại máy hút bụi, lau nhà hay đến cả bàn chải đánh răng giờ đây cũng có bàn chải điện hay tăm nước…

Trên thực tế, mỗi món đồ đều có thời gian sử dụng nhất định được quy định bởi các nhà sản xuất và phân phối. Tuy nhiên, rất ít người dùng để ý đến điều này. Một số món khi “quá hạn” mà người dùng vẫn cố gắng sử dụng sẽ tiềm ẩn nguy hiểm cho sức khỏe hoặc hiệu quả hoạt động của vật dụng không còn được đảm bảo. Vì vậy tốt hơn hết, thay vì tiết kiệm mà giữ lại, người dùng hãy bỏ đi và thay mới. Dưới đây là 5 vật dụng như thế trong nhà bếp.

1. Chảo chống dính bị xước lớp phủ

Hiện nay trong nhà bếp mỗi gia đình, toàn bộ phần nồi, chảo được sử dụng sẽ thường sẽ là các loại nồi, chảo chống dính. Hiểu đơn giản, các loại nồi, chảo này sẽ được phủ một lớp chống dính, tên là Teflon, hay còn được gọi là polytetrafluoroethylene hoặc PTFE. Lớp chống dính bao phủ trên bề mặt lòng nồi, chảo, tạo ra lớp trơn tuột như sáp, từ đó giúp ích trong việc nấu ăn, thực phẩm không bị dính, sát xuống đáy vật dụng, từ đó công việc vệ sinh, lau chùi cũng dễ dàng hơn.

Tiết kiệm đến mấy cũng đừng giữ lại 5 đồ dùng cũ này trong bếp: Vừa mất vệ sinh vừa rước bệnh vào thân - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên theo nghiên cứu của các chuyên gia, khi lớp phủ của các loại nồi, chảo chống dính đã bị xước hoặc mất hoàn toàn, người dùng tốt hơn hết không nên tiếp tục sử dụng. Một công bố trên tạp chí Science of The Total Environment cho thấy, chỉ một vết xước nhỏ trên nồi, chảo chống dính có thể giải phóng khoảng 9100 vi hạt nhựa trong quá trình nấu nướng, từ đó tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập vào thức ăn của con người.

Wirecutter – chuyên trang về đồ gia dụng, đồ nhà bếp của tờ NY Times cũng khuyên người dùng rằng, nồi, chảo chống dính nhà bạn sẽ có thể bị xuống cấp, đặc biệt là lớp phủ chống dính, và chúng cần được thay thế khoảng 3 – 5 năm 1 lần, với các loại chất lượng tốt.

Tiết kiệm đến mấy cũng đừng giữ lại 5 đồ dùng cũ này trong bếp: Vừa mất vệ sinh vừa rước bệnh vào thân - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

2. Thớt đã bị mốc

Những chiếc thớt đã xuất hiện nhiều vết xước trên bề mặt, đặc biệt là thớt gỗ đã bị mốc cũng nằm trong danh sách những món đồ mà các gia đình không nên tiết kiệm mà hãy thay mới. Thớt được xem là “trung tâm của vi khuẩn” trong căn bếp, bởi công dụng cần tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm mỗi ngày, bao gồm cả thực phẩm sống và chín.

Các chuyên gia phân tích ra rằng, những vết xước, vết mốc trên thớt có thể khiến các loại vi khuẩn như Salmonella và E.coli thoát ra ngoài, xâm nhập vào thực phẩm, gây ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy và đau bụng. Vì vậy, ngay khi nhận thấy thớt nhà mình xuất hiện những dấu hiệu của sự xuống cấp, người dùng nên thay thế ngay. Cũng có thể duy trì thói quen thay mới định kỳ 3 năm/lần.

Để tránh tình trạng thớt nhà mình bị mốc, nứt, người dùng cần lưu ý trong quá trình sử dụng và vệ sinh. Thớt cần phân loại theo thực phẩm, vệ sinh sạch sẽ và phơi/sấy khô tuyệt đối sau mỗi lần sử dụng.

Tiết kiệm đến mấy cũng đừng giữ lại 5 đồ dùng cũ này trong bếp: Vừa mất vệ sinh vừa rước bệnh vào thân - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

3. Bát đĩa đã bị mẻ

Đa phần các gia đình hiện nay đều sử dụng bát, đĩa sứ. Chúng đem lại sự tiện dụng và thẩm mỹ cao, tuy nhiên có một nhược điểm đó là dễ bị mẻ, sứt hay vỡ. Trong quá trình dùng hoặc vệ sinh, rửa, lau chùi, các tác động bằng lực mạnh hoặc va đập có thể khiến bát đĩa sứ không còn được vẹn nguyên.

Lúc này, người dùng không nên tiếc rẻ mà hãy bỏ đi và thay bằng những chiếc bát, đĩa sứ mới. Việc tiếp tục sử dụng bát, đĩa sứ đã bị mẻ tiềm ẩn nguy cơ gây nguy hiểm cho người dùng, đặc biệt trẻ em. Ngoài ra, các chuyên gia cũng nói thêm, ở các loại bát, đĩa sứ sẽ được tráng lớp men màu. Trong lớp men màu này chứa thành phần chì, khi bị vỡ, lượng chì này có thể thoát ra ngoài. Vì vậy sử dụng trong thời gian dài tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.

Tiết kiệm đến mấy cũng đừng giữ lại 5 đồ dùng cũ này trong bếp: Vừa mất vệ sinh vừa rước bệnh vào thân - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

4. Giẻ lau bẩn, có mùi hôi

Đứng thứ 4 trong danh sách những thứ người dùng không nên tiết kiệm mà giữ lại trong nhà khi chúng đã “quá hạn” chính là các loại giẻ, khăn lau bếp đã bẩn, và thậm chí là xuất hiện mùi hôi không thể xử lý. Khăn lau bếp thường được dùng để lau chùi, vệ sinh các vết bẩn liên quan đến dầu mỡ, lâu ngày chúng sẽ chuyển từ màu ban đầu sang màu vàng, nâu hay đen. Khi người sờ vào cũng sẽ có cảm giác dính tay.

Dù nhiều gia đình duy trì thói quen giặt khăn, giẻ lau bếp thường xuyên, tuy nhiên việc này có thể là chưa đủ để loại bỏ vi khuẩn khỏi nó. Vì vậy, khi thấy giẻ, khăn nhà mình đã xuống cấp trầm trọng, hãy thay mới.

Tiết kiệm đến mấy cũng đừng giữ lại 5 đồ dùng cũ này trong bếp: Vừa mất vệ sinh vừa rước bệnh vào thân - Ảnh 5.

Ảnh minh họa

5. Đũa tre, gỗ bị mốc

Tương tự như thớt bị mốc, các loại đũa làm từ tre và gỗ khi đã xuất hiện dấu hiệu bị mốc, người dùng cũng không nên tiếp tục sử dụng. Vi khuẩn có thể phát triển từ sâu bên trong các vết mốc và cả trên bề mặt. Nếu tiếp tục sử dụng những chiếc đũa như vậy, vi khuẩn sẽ có nguy cơ xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn và qua các thao tác sử dụng của người dùng.

Trong quá trình sử dụng, người dùng cũng nên lưu ý về cách vệ sinh và bảo quản đũa gỗ, tre. Sau khi rửa sạch với xà phòng, không nên cất đũa đi ngay mà cần để cho đũa ráo nước, khô hoàn toàn rồi mới bảo quản trong tủ kín. Hàng tuần người dùng cũng có thể tiến hành khử trùng đũa bằng cách phơi dưới ánh nắng mặt trời.

Tiết kiệm đến mấy cũng đừng giữ lại 5 đồ dùng cũ này trong bếp: Vừa mất vệ sinh vừa rước bệnh vào thân - Ảnh 6.

Ảnh minh họa

Theo Aboluowang