Bếp điện
Với thời gian sử dụng khoảng 3 tiếng/ngày, trong 1 tháng, người dùng sẽ tiêu tốn 85-95 kWh điện với bếp đơn và 170-190 kWh với bếp đôi.
Tivi
Nếu xem TV 5 tiếng mỗi ngày (TV LCD, công suất 150W) thì trung bình số lượng điện tiêu thụ trong tháng là 20-25 kWh
Nồi cơm điện
Với nồi cơm điện có công suất 500 W, một tháng thiết bị này có thể tiêu tốn 20-25 kWh nếu dùng 2 tiếng mỗi ngày
Lò vi sóng
Lò công suất 1.000 W, sẽ tốn 10-20 kWh/tháng nếu dùng 30 phút mỗi ngày
Bình nóng lạnh
Với bình nóng lạnh dung tích 20l, nếu chỉ bật 1 tiếng mỗi ngày thì số lượng điện tiêu thụ trong 1 tháng ước tính là 70-80 kWh. Nếu bật bình 24/24, số lượng điện tiêu thụ mỗi tháng là 320-340 kWh điện
Tủ lạnh
Tủ lạnh là thiết bị luôn được bật 24/24 trong mỗi gia đình nên có thể coi là thiết bị tiêu thụ điện năng lớn nhất mặc dù nó có công suất không quá lớn. Thống kê cho thấy, mức độ tiêu thụ điện của tủ lạnh là khoảng 30-45 kWh/tháng với tủ trung bình, 50-65 kWh/tháng với tủ lớn, còn tủ lạnh mini tốn 10-15 kWh/tháng
Máy tính để bàn
Nếu máy tính hoạt động 12 tiếng mỗi ngày, ước tính sẽ tiêu tốn số lượng điện là 72-75 kWh trong 1 tháng
Thiết bị mạng
Mặc dù mức tiêu thụ điện không cao, nhưng đây lại là tiết bị luôn hoạt động 24/24. Trung bình mỗi tháng, những loại thiết bị này sẽ tiêu tốn từ 8-12kWh
Bàn là điện
Bàn là cũng là một thiết bị điện góp mặt trong danh sách ngốn điện này. Tuy ngoại hình khá nhỏ bé nhưng nó lại có công suất cao bằng cả một chiếc điều hoà. Nếu dùng 30 phút mỗi ngày bàn là điện có công suất 1.100 W, thì ước tính một tháng tốn 14-24 kWh
Những cách giúp tiết kiệm điện
Thay thế các thiết bị điện đã cũ Trong nhà những đồ dùng như tủ lạnh, máy giặt, ấm nấu nước, nồi cơm điện,… đã cũ kỹ và hư hỏng rồi thì nên thay mới thôi. Bởi các đồ dùng mới khi được sản xuất không chỉ ưu tiên về độ bền, tính năng tốt mà còn ở vấn đề tiết kiệm điện cũng luôn được đặt lên hàng đầu nhằm giảm chi phí sử dụng điện hơn.
Thường xuyên vệ sinh các thiết bị điện
Làm sạch các thiết bị điện trong nhà sẽ giúp chúng “làm việc” hiệu quả và tiết kiệm hơn.
Bóng đèn sạch sẽ tỏa sáng hơn, vì thế bạn có thể nhận được nhiều ánh sáng hơn mà tiết kiệm điện hơn. Làm sạch bộ lọc không khí cũng giúp điều hoà của bạn làm mát không khí hiệu quả hơn.
Tương tự, làm sạch lõi nồi cơm điện hoặc tấm làm nóng (ở bếp) giúp việc làm nóng hiệu quả hơn. Nếu bạn giữ cho các quạt điện khỏi bụi, nó sẽ ngăn chặn động cơ nóng lên và sử dụng năng lượng nhiều hơn.
Sử dụng đèn Led hoặc đèn huỳnh quang thay cho các thiết bị chiếu sáng Một trong những cách tiết kiệm điện trông ngôi nhà nhỏ của bạn chính là việc sử dụng đèn chiếu sáng huỳnh quang (CFL) hoặc bóng đèn LED thay cho các thiết bị đèn thông thường. Bởi cả hai loại đèn huỳnh quang (CFL) và đèn bóng LED tiêu thụ năng lượng hiệu quả và tuổi thọ sử dụng được lâu dài thêm vào đó còn rất an toàn với môi trường. Tránh dùng điện giờ cao điểm
Khung giờ cao điểm trong ngày thường là vào lúc 9h30, 11h30, 17h, 20h, bạn nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện cùng một lúc vào những khung giờ trên vì sử dụng nhiều điện chập chờn sẽ tốn năng lượng điện hơn.