Đổ thêm bát nước “thần” vào máy giặt, ga giường nhà tôi bay biến mọi vết ố vàng và mùi hôi khó chịu

Tôi tự trách bản thân vì giờ mới biết đến tuyệt chiêu này!

Ga trải giường là một vật dụng thiết yếu trong cuộc sống, chúng tiếp xúc trực tiếp với làn da của bạn mỗi ngày. Theo thời gian sử dụng, ga giường không thể tránh khỏi tình trạng bám bụi và xuất hiện vết ố vàng. Nếu không phát hiện kịp thời hoặc quên béng việc giặt giũ định kỳ có thể khiến ga giường càng tích tụ bụi bẩn và phát sinh mùi hôi khó chịu.

 - Ảnh 1.

Tại sao ga trải giường có màu vàng, bẩn và có mùi hôi?

Bạn biết đấy, cơ thể con người có thể tiết ra dầu nhờn và mồ hôi. Đặc biệt ở nam giới, sự khác biệt về hormone càng khiến tuyến bã nhờn và tuyến mồ hôi hoạt động mạnh mẽ hơn.

Do đó, khi mọi người nằm/ngồi trên ga giường để nghỉ ngơi thư giãn hàng ngày, những chất tiết này sẽ dần dần bám dính và tích tụ khiến ga giường bị bụi bẩn và ngả màu theo thời gian. Bên cạnh đó, vi khuẩn cũng có thể sinh sôi từ đây, là nguyên nhân chính gây mùi hôi khó chịu.

 - Ảnh 2.

Sự nguy hiểm của việc không giặt ga giường?

Như đã nói ở trên, nếu ga giường không được giặt trong một thời gian dài, vi khuẩn và mùi hôi sẽ thi nhau phát triển. Khi chúng ta nằm ngủ, nó sẽ quay ngược trở lại để nhiễm bẩn trên da, từ đó khiến da bị dị ứng, ngứa ngáy và nổi vết mẩn đỏ.

 - Ảnh 3.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, ga giường bẩn còn là môi trường thuận lợi để ve dễ dàng sinh sản. Bọ ve được xem là “kẻ thù” của làn da vì khi tiếp xúc, chúng sẽ khiến da bị nhiễm trùng hoặc đỏ ngứa vô cùng khó chịu, tệ nhất là còn kéo dài tình trạng tổn thương.

 - Ảnh 4.

Cách giặt sạch ga giường

Những tác hại của ga giường bẩn thực sự quá đỗi kinh hoàng, vậy nên tôi luôn ám ảnh về việc giặt ga giường sao cho thật sạch sẽ, tinh tươm. Và mới đây tôi đã được chỉ cho 1 mẹo hay ho, đó là dùng thêm bát nước “thần dược” để đảm bảo ga giường giặt xong vừa thơm vừa sạch.

Vì ga giường rất nặng lại còn to và dày cho nên tôi phải giặt chúng trong máy giặt. Nhà bạn cũng dùng máy giặt khi giặt ga giường thì có thể áp dụng theo các bước sau đây!

1. Chuẩn bị bát nước

Nguyên liệu mà bạn cần dùng thực ra rất đơn giản, bao gồm 1 thìa muối trắng, 1 thìa baking soda, 2 thìa giấm trắng, 1 nửa bát nước cùng 1 lượng bột giặt/nước giặt thích hợp mà nhà bạn đang sử dụng. Sau đó cho tất cả những thứ này vào 1 cái bát rồi khuấy đều lên. Chỉ nhiêu đây là bạn đã chuẩn bị xong bát nước “thần” rồi đó.

 - Ảnh 7.

2. Giặt ga giường

Bạn hãy cho ga giường vào máy giặt, đổ thêm bát nước “thần” và ngâm 1 lúc để gia tăng khả năng làm sạch. Sau đó bạn chỉ cần thao tác giặt như bình thường, không nhất thiết phải đổ thêm bột giặt/nước giặt vì trước đó bạn đã thêm chúng vào hỗn hợp trong bát nước.

 - Ảnh 8.

Bạn biết đó, muối trắng vốn có đặc tính khử trùng nên hoàn toàn có thể diệt vi khuẩn trên ga giường. Nó cũng góp phần quan trọng vào việc không làm trang phục bị phai màu trong quá trình giặt giũ. Kết cấu dạng hạt của muối còn làm tăng ma sát để cải thiện công cuộc làm sạch ga giường.

 - Ảnh 9.

Baking soda thì được mệnh danh là “chất tẩy rửa tự nhiên”, vì chúng có tính năng làm sạch mạnh mẽ nhưng vô cùng an toàn. Ngoài ra, baking soda cũng là lựa chọn hoàn hảo để tẩy sạch vết bẩn, đặc biệt là do dầu mỡ gây nên.

Cuối cùng, giấm trắng là nhân vật “chủ chốt” đem đến tác dụng khử khuẩn và khử mùi hiệu quả, giúp làm sạch và làm mềm ga giường. Bạn yên tâm là sau quá trình giặt giũ này, ga giường vẫn sẽ giữ được độ mềm mịn như lúc đầu, không gây thô cứng khi tiếp xúc với da.

 - Ảnh 10.

3. Những công dụng tuyệt vời khác của bát nước

Bát nước tự chế này có thể xem là chất tẩy rửa mạnh mẽ và an toàn, cho nên ngoài ga giường, chúng cũng đem lại tác dụng làm sạch hiệu quả với vỏ gối, vỏ chăn, rèm cửa… Thậm chí với trang phục mặc hàng ngày, tùy vào 1 số thiết kế và chất liệu mà bạn cũng có thể sử dụng được.

Vậy nên, nếu những đồ dùng nói trên bị dính bẩn nghiêm trọng hoặc đơn giản là xuất hiện mùi hôi không rõ nguyên nhân, bạn hãy cứ thêm bát nước này khi giặt giũ nhé!

 - Ảnh 11.

4 bước giúp bạn làm sạch máy giặt định kỳ không cần thợ

Nhiều người vẫn nghĩ, máy giặt để giặt đồ, là nơi làm sạch quần áo thì chúng nghiễm nhiên sẽ sạch. Tuy nhiên, việc làm sạch bụi bẩn ở quần áo khiến máy giặt bị lưu lại khá nhiều những chất bẩn, dầu mỡ… Hãy thực hiện theo các bước đơn giản được gợi ý trong bài viết để làm sạch máy giặt, bảo vệ sức khỏe gia đình mình.

Bước 1: Để làm sạch những vết cáu bẩn, dầu mỡ, việc đầu tiên bạn cần làm là đổ nước nóng vào phần vòng quay và phần thường đổ nước giặt của máy.

Làm sạch máy giặt định kỳ không cần nhờ thợ với 4 bước đơn giản - Ảnh 1.

Sau đó pha một lượng nhỏ chất tẩy với nước tinh khiết và ngâm máy giặt trong vòng 1 giờ đồng hồ.

Làm sạch máy giặt định kỳ không cần nhờ thợ với 4 bước đơn giản - Ảnh 2.

Bước 2: Sau khi ngâm, bạn bắt đầu bật máy giặt, hẹn chu kỳ quay dài nhất để làm sạch vòng quay bên trong.

Làm sạch máy giặt định kỳ không cần nhờ thợ với 4 bước đơn giản - Ảnh 3.

Bước 3: Sử dụng miếng vải hoặc xốp thấm một chút giấm để lau máy giặt. Bạn có thể lau bên ngoài, lau các kẽ bên trong, làm sạch nhẹ nhàng.

Làm sạch máy giặt định kỳ không cần nhờ thợ với 4 bước đơn giản - Ảnh 4.

Bước 4: Ấn nút xả nước và xác định chu kỳ vòng quay giúp làm sạch lại một lần nữa máy giặt của gia đình.

Làm sạch máy giặt định kỳ không cần nhờ thợ với 4 bước đơn giản - Ảnh 5.

Ngoài ra bạn còn cần lưu ý thêm các vấn đề sau khi làm sạch máy giặt:

Kiểm tra máy giặt

– Trước khi vệ sinh bạn cần kiểm tra một số vấn đề như sau:

– Máy giặt còn hoạt động ổn định hay không

– Máy giặt có bị hư hỏng ở đâu không

– Chức năng vắt còn hoạt động tốt không

– Máy có bị kêu, rè khi hoạt động không

Nếu phát hiện máy hư hỏng, trục trặc, bạn cần liên hệ trung tâm bảo hành hoặc gọi đội chuyên sửa chữa máy trước khi vệ sinh máy.

Vệ sinh lồng giặt bằng baking soda

Đổ nước ấm vào lồng giặt cùng 3 chén dấm và 300 gr bột baking soda, ngâm dung dịch này trong lồng khoảng nửa tiếng rồi chọn chế độ giặt có thời gian lâu nhất. Sau khi giặt xong, dùng khăn mềm khô lau bề mặt trong lồng giặt. Cách này có thể dùng để đánh tan những vết bẩn cứng đầu trong thùng giặt giúp bạn đấy!

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể pha baking soda với nước tạo thành hỗn hợp sệt và nhúng khăn ẩm + hỗn hợp đó để lau trực tiếp lên các vết bẩn trên máy giặt.

Máy giặt kêu to, rung lắc mạnh khi vắt: Đừng vội vàng kêu thợ, chỉ cần làm cách này máy chạy êm ru

Đặt máy giặt ở vị trí không bằng phẳng

Nếu máy giặt được đặt trên bề mặt ghồ ghề thì sẽ khiến cho thùng giặt dễ bị nghiêng và lồng giặt sẽ có xu hướng bị va chạm vào phần vỏ máy giặt khi hoạt động, từ đó gây ra tiếng ồn lớn.

Cách khắc phục: Việc của bạn là hãy thử kiểm tra bề mặt của vị trí đặt máy giặt. Nếu không bằng phẳng, thì bạn có thể dời máy giặt sang vị trí khác hoặc kê phần chân máy giặt sao cho thăng bằng. Bạn cũng có thể gia cố lại vị trí đặt máy giặt bằng việc lót ván gỗ cứng hoặc đổ bê tông cứng để đảm bảo bề mặt chắc chắn, không làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của máy giặt. Đặt máy giặt ở vị trí không bằng phẳng.

Sử dụng chân máy giặt không chuẩn

Khi máy giặt kêu to rung lắc mạnh thì ngoài kiểm tra độ phẳng của mặt sàn, bạn cũng nên kiểm tra lại phần chân máy giặt – đây là bộ phận gắn với mặt đáy của thùng máy giặt.

Việc bạn sử dụng chân máy giặt không chuẩn hoặc bị hỏng thì chúng sẽ đều là nguyên nhân khiến cho lồng giặt bị nghiêng, từ đó gây ra tiếng rung mạnh khi máy hoạt động. Bạn hãy thử kiểm tra phần chân máy giặt, nếu bị lỏng thì bạn dùng tua vít để siết chặt ốc lại, còn nếu bị hỏng thì bạn nên thay cái mới ngay nhé!

may giat rung lac

Dàn đồ không đều trong lồng giặt

Mỗi máy giặt có thể đáp ứng khối lượng giặt quần áo khác nhau tùy theo sản phẩm mà bạn đang sử dụng. Vì vậy, bạn không nên cho đồ giặt quá nhiều vào lồng giặt, vượt hơn khối lượng giặt mà máy có thể đáp ứng. Thói quen này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm sạch quần áo và độ bền của sản phẩm.

Ngoài ra, việc không phân loại quần áo và dàn đồ không đều dễ làm cho quần áo bị cuộn xoắn vào nhau, rồi có thể bị dồn về một phía trong quá trình giặt, gây lệch tâm và khiến lồng giặt bị nghiêng theo. Vì thế, máy giặt sẽ bị rung lắc mạnh và kêu to khi hoạt động.

Cách làm: Trước khi giặt quần áo bạn nên phân loại quần áo trước khi giặt, vừa đảm bảo chất liệu sợi vải quần áo, vừa giảm thiểu tình trạng xoắn rối sau khi giặt. Kiểm tra lại khối lượng quần áo đem giặt để tránh vượt quá khối lượng giặt của máy. Có thể đặt quần áo cùng chiều vào lồng giặt để góp phần giảm thiểu tình trạng xoắn rối quần áo sau khi giặt.

maygiat rung lac manh

Có vật thể lạ còn sót lại trong lồng giặt

Việc bỏ sót vật lạ bên trong lồng giặt dễ khiến chúng va chạm vào thành của lồng giặt khi máy hoạt động, từ đó gây ra tiếng ồn.

Thậm chí, những vật bằng kim loại, có độ sắc bén còn dễ làm cho lồng giặt bị trầy xước và hỏng, đồng thời cũng làm ảnh hưởng đến độ bền của quần áo sau khi giặt.

Cách khắc phục: Lúc này bạn hãy kiểm tra lồng giặt và các túi quần áo để đảm bảo không có vật lạ như chìa khóa, bút viết, sỏi đá, kẹp nhôm,… còn sót lại trước khi bạn bắt đầu khởi động máy giặt.

Hư lò xo giảm xóc của máy giặt

Bộ phận giảm xóc máy giặt là thiết bị có tác dụng hấp thu rung động tạo ra từ lồng giặt, giúp giảm chấn động và chống rung lắc. Do đó, khi bộ phận này bị hỏng sẽ khiến cho máy giặt mất đi sự cân bằng, dễ va chạm mạnh khi quay ở tốc độ cao, từ đó phát ra tiếng ồn lớn.

Cách khắc phục: Cái này liên quan tới kỹ thuật nên tốt nhất là bạn nên liên hệ ngay với trung tâm bảo hành sửa chữa để nhân viên kỹ thuật đến kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế mới bộ phận giảm xóc máy giặt.

Theo Phụ nữ số Copy link

Link bài gốc Lấy link https://phunuso.baophunuthudo.vn/do-them-bat-nuoc-than-vao-may-giat-ga-giuong-nha-toi-bay-bien-moi-vet-o-vang-va-mui-hoi-kho-chiu-193241115111550434.htm