Đây là những dấu hiệu cảnh báo cho việc tài khoản Zalo của bạn đang có người tấn công và muốn chiếm đoạt.
Ứng dụng Zalo liên tục được cập nhật các tính năng bảo mật để đảm bảo an toàn cho người dùng. Tuy nhiên, kẻ xấu vẫn thường xuyên tìm cách để hack tài khoản của người dùng nhằm thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Nguy cơ bị chiếm đoạt tài khoản Zalo chưa bao giờ mất đi.
Tài khoản Zalo có thể bị chiếm đoạt do nhiều nguyên nhân khắc nhau. Người dùng cần cảnh giác trước những dấu hiệu cảnh báo dưới đây.
Nguyên nhân bị hack tài khoản Zalo
Người dùng có thể đăng nhập vào tài khoản Zalo ở một thiết bị công công và không đăng xuất sau khi sử dụng. Người khác có thể dễ dàng chiếm đoạt tài khoản của bạn trong trường hợp này.
Ngoài ra, trường hợp vô tình bấm vào cá đường link chứa mã độc, chứa virus mà không hề hay biết cũng dẫn đến việc bị chiếm đoạt tài khoản Zalo.
Người dùng bị mất số điện thoại, Gmail để đăng ký tài khoản Zalo cũng là điều kiện tốt để kẻ xấu tiến hành chiếm đoạt tài khoản.
Khi các vấn đề bất thường xảy ra, Zalo sẽ gửi cảnh báo tới người dùng. Tùy theo thông, người dùng sẽ có hướng xử lý phù hợp.
Cẩn thận kẻo mất tài khoản Zalo khi nhận được 3 thông báo này
Cảnh báo 1: Có phải bạn vừa yêu cầu mã kích hoạt?
Khi đăng nhập vào tài khoản trên thiết bị lạ, Zalo sẽ gửi thông báo để người dùng biết.
Nếu là bạn đang thực hiện việc đăng nhập vào Zalo trên một thiết bị khác, hãy bấm “Kiểm tra bảo mật” để vào trang Kiểm tra bảo mật của Zalo. Bấm “Đây là tôi” để tắt cảnh báo.
Nếu không phải bạn đăng đăng nhập tài khoản Zalo trên thiết bị khác, hãy bấm “Kiểm tra bảo mật” để vào trang Kiểm tra bảo mật của Zalo, chọn “Không phải tôi” và bấm tiếp “Chặn ngay” để chặn mã kích hoạt do các thiết bị lạ yêu cầu.
Nếu không còn sử dụng SIM điện thoại đã đăng ký tài khoản Zalo, bạn có thể chọn “Đổi số điện thoại” để đổi sang số điện thoại mới và vẫn giữ tài khoản Zalo cũ.
Cảnh báo 2: Có phải bạn đang muốn đăng nhập?
Trường hợp tài khoản của bạn được đăng nhập trên thiết bị lạ và kích hoạt câu hỏi bảo mật, Zalo sẽ gửi thông báo.
Khi nhận được cảnh báo của Zalo, bạn cần thực hiện một số bước xác nhận để ngăn chặn hành vi chiếm đoạt tài khoản của kẻ xấu.
Nếu bạn đăng thực hiện thao tác, có thể bấm “Kiểm tra bảo mật” để vào trang Kiểm tra bảo mật của Zalo và chọn “Đó là tôi”.
Nếu không phải bạn đang thực hiện thao tác, hãy bấm “Kiểm tra bảo mật” để vào trang Kiểm tra bảo mật của Zalo sau đó bấm “Không phải tôi”. Tiếp tục chọn “Chặn ngay” để chặn việc đăng nhập tài khoản Zalo trên thiết bị lạ. Sau đó, bạn nên chọn “Đổi mật khẩu” để đổi mật khẩu Zalo để ngăn chặn việc xâm nhập tài khoản của kẻ xấu.
Cảnh báo 3: Có phải bạn vừa đăng nhập?
Khi tài khoản được đăng nhập trên thiết bị lạ, bạn có thể nhận được thông báo này từ Zalo.
Nếu đúng là bạn, thực hiện thao tác xác nhận tương tự như khi nhận được cảnh báo ở các trường hợp trên.
Trường hợp không phải là bạn, hãy bấm “Kiểm tra bảo mật” để vào trang Kiểm tra bảo mật của Zalo => bấm “không phải tôi” => bấm “Đăng xuất ngay” để đăng xuất khỏi thiết bị lạ => Chọn “Báo xấu” để báo xấu thiết bị lạ.
Trước khi mở một tin nhắn, nhấp vào một liên kết, bạn cần kiểm tra lại xem người gửi là ai. Xác nhận trực tiếp với người gửi bằng cách gọi điện thoại qua số điện thoại (không gọi qua các ứng dụng gọi điện miễn phí) để tránh gặp trường hợp tài khoản đó đã bị kẻ xấu chiếm đoạt và bắt đầu gửi tin nhắn lừa đảo đến nhiều người.
Theo phunutoday