Rau ngải cứu là loại rau phổ biến và dễ trồng nhưng hóa ra lại là cây thiêng trong tâm linh phong thủy.
Ý nghĩa và công dụng khi trồng rau ngải cứu
Chúng ta vẫn thường thấy rau ngải cứu được bán ở các hàng rau để làm rau ăn. Nhưng rau ngải cứu còn là một vị thuốc quý và trong phong thủy ở nhiều quốc gia loại rau này là cây thiêng. Rau ngải cứu dùng để làm món ăn như tráng trứng, hầm trứng, nấu canh, lẩu gà…trong dân gian rau ngải cứu là vị thuốc tốt chữa đau nhức đầu, đau nhức toàn thân, xông hơi trị mệt mỏi cảm cúm… Rau ngải cứu còn có giá trị phong thủy.
Trong văn hóa tâm linh, rau ngải cứu là cây thiêng, có tính dương mạnh. Chúng được xếp vào nhóm cây thuần dương. Do đó trồng rau ngải cứu trước nhà sẽ xua đuổi âm khí, giúp minh đường trong sạch, đón rước tài lộc may mắn. Vì được cho là cây thuần dương nên rau ngải cứu có thể xoay chuyển mọi vật, giúp trừ tà cải vận và được thầy phù thủy, thầy cúng sử dụng rất nhiều.
Rau ngải cứu có nhiều ứng dụng trong gia đình
Người xưa cho rằng trồng rau ngải cứu trước nhà để dùng ăn hàng ngày sẽ tốt cho sức khỏe gia đình, đặc biệt người già, phụ nữ sau sinh. Thế nên đó chính là bảo vệ gia đình, bà mẹ trẻ em, tăng tuổi thọ cho người già. Ngải cứu treo thành bó trước nhà được cho là trừ tà mà, đẩy tà khí ra ngoài. Hơn nữa ngải cứu có tinh dầu thơm có tính khử trùng giúp thanh tẩy không gian, khử độc.
Rau ngải cứu được dùng trong phong thủy thế nào?
Người xưa dùng rau ngải cứu phơi khô để chữa bệnh và trừ tà khí. Rau ngải cứu có thể được phơi khô rồi làm bó treo trước nhà để đuổi muỗi để đuổi ma quỷ. Lá ngải cứu khô có thể được cho vào đốt, xông khói để đuổi ma quỷ và trị bệnh. Hương thơm của ngải cứu giúp thanh tẩy không gian sống. Thời xa xưa người ta dùng cây ngải cứu để xem bói, đoán vận mệnh tương lai. Rau ngải cứu cũng có thể nấu nước để lau nhà giúp trừ khử tà khí, hoặc dùng tắm để thư giãn cũng như xả vận xui, hơn nữa tắm nước ngải cứu giúp giải cảm, thư giãn và làm đẹp da.
Ngải cứu là cây thiêng trong tâm linh phong thủy
Người xưa cũng khuyên trồng cây ngải cứu trước nhà để giúp đẩy lùi khí xấu trước cửa nhà và luôn sẵn có vị thuốc dân gian hữu ích ngay khi cần. Rau ngải cứu dễ trồng không tốn công, tốn đất nên trồng vừa sạch lại vừa giúp mang lại không khí trong lành cho gia đình.
Rau ngải cứu giúp bảo vệ trẻ nhỏ, người già mỗi khi ra đường. Mọi người có thể vò nát ngải cứu để trong túi áo túi quần vừa đuổi muôi lại trừ tà, tránh yếu bóng vía. Ngải cứu là một vị thuốc tốt cho phụ nữ dùng để điều hòa ổn định chu kỳ kinh nguyệt và giúp làm đẹp da, làm sạch tóc. Ngải cứu là vị thuốc dân gian được nhiều người ưa chuộng và cũng là loại rau ăn mà nhiều người yêu thích.
Cách trồng cây rau ngải cứu
Vị trí trồng ngải cứu có thể là trồng trước nhà, quanh nhà, sau nhà, quanh vườn trong các chậu cây cảnh. Ngải cứu không tốn đất và dinh dưỡng nên có thể trồng xen canh ở dưới các gốc chậu cây cảnh lớn để tiết kiệm đất. Cây ngải cứu có thể trồng bằng hạt, cây con nhưng phổ biến là giâm cành. Bạn ngắt một đoạn cành ngải và giâm vào đất. Rau ngải cứu sinh sôi rất nhanh.
Để ngải cứu phát triển tốt bạn nên chú ý một số điểm sau:
– Ngải cứu là loại cây ưa sáng nên cần đảm bảo cây đủ ánh sáng ít nhất 5 tiếng mỗi ngày để cây quang hợp tốt
– Khi mới trồng ngải cứu thì nên tưới nước cho cây ngày 2 lần sáng và tối. Sau đó rau ngải cứu có thể chịu hạn tốt
– Ngải cứu nhanh lan bò trên mặt đất nên không cần phải chăm bón nhiều, cũng không cần bón quá nhiều phân
– Ngải cứu khi trưởng thành có thể chịu hạn tốt nên không cần phải tưới thường xuyên.
– Ngải cứu có thể trồng trong thùng xốp, chậu nhựa hoặc trồng trực tiếp ngoài đất
5 công dụng của ngải cứu giúp loài rau này được mệnh danh là thần dược
Ngải cứu không chỉ là loại rau mà còn là vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền. Từ lâu ngải cứu được biết đến là loại rau có công dụng tốt với sức khoẻ, Dưới đây là những công dụng của rau ngải cứu bạn không nên bỏ qua.
Tổng quan về cây ngải cứu
Bài viết của Lương y Huyên Thảo trên Báo Sức khoẻ & Đời sống cho biết, ngải cứu tên khoa học là Ar temisia vulgaris L. Họ Cúc (Asteraceae), là loại cây cỏ sống lâu năm, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le không cuống, màu 2 mặt lá khác nhau, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm. Mặt dưới trắng tro, có nhiều lông nhỏ.
Cây ngải cứu mọc hoang ở nhiều nơi trong cả nước, có thể trồng quanh nhà làm thuốc.
Lá ngải cứu phơi khô gọi là ngải điệp.
Lá ngải cứu phơi khô vỏ cắt thành bột vụn rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung. Dùng tươi, rửa sạch giã, lọc lấy nước uống.
Cây rất dễ trồng, có thể mọc ở trong bóng râm, chỉ cần giâm cành.
Ngải cứu được mệnh danh là thần dược vì những công dụng tuyệt vời đối với sức khoẻ.
Khi dùng, có thể cắt cả cây hoặc cành lớn, rửa sạch đất cát, buộc lại từng bó, treo phơi khô trong bóng mát (tránh nắng gắt), khi khô kiệt lá sẽ rụng xuống, gom lại, cho vào túi, cất ở nơi khô ráo, dùng dần.
Theo Đông y, ngải cứu vị đắng, cay, tính ấm, vào kinh tỳ, can, thận, tác dụng ôn bào cung, cầm máu, an thai, khứ hàn, giảm đau.
Công dụng của ngải cứu với sức khoẻ
Ngải cứu tươi được sử dụng rất nhiều, còn lá ngải cứu phơi khô cũng là dược liệu vô cùng quý giá nhưng ít người biết đến.
Ngoài sử dụng làm rau ăn, lá ngải cứu phơi khô còn có những tác dụng vàng dưới đây.
Điều hòa kinh nguyệt
Lá ngải cứu được gọi là thảo dược cho sức khỏe phụ nữ, thích hợp với phụ nữ khí huyết ngưng trệ. Nhiều chị em gặp vấn đề kinh nguyệt không đều, tay chân lạnh, uống một chút trà ngải cứu sẽ thấy tác dụng rõ rệt.
Ngoài ra, trà ngải cứu còn giúp làm ấm tử cung, từ đó giúp cải thiện sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
Trừ cảm lạnh, làm đẹp da
Việc dùng lá ngải cứu khô để nấu nước ngâm chân có thể đẩy nhanh quá trình lưu thông khí huyết, đả thông kinh mạch, điều hòa âm dương trong cơ thể, trừ cảm lạnh. Ngoài ra, cách ngâm chân bằng lá ngải cứu giúp đẩy khí lạnh từ trong người ra ngoài. Nhờ đó trông bạn có sức sống hơn, da mặt sẽ trở nên hồng hào căng bóng, ngày càng rạng rỡ.
Trị đau xương khớp
Nhiều phụ nữ sau khi sinh con bị đau nhức xương khớp, việc tắm bằng lá ngải cứu sẽ cải thiện tình trạng này. Cách làm: Dùng 50 gram ngải cứu khô và vài lát gừng để đun nước tắm.
Ngải cứu khô có tác dụng điều hòa khí huyết, giúp làm ấm kinh mạch, trừ phong hàn và giảm đau nhức. Phụ nữ sau khi sinh dễ sinh phong hàn, nên thường xuyên dùng ngải cứu đun nước tắm.
Trị gàu, giảm ngứa đầu
Ngải cứu tiêu viêm, kháng khuẩn nên có tác dụng trị ngứa và gàu rất tốt mà không gây hại cho tóc.
Thời gian đầu, bạn gội bằng nước ngải cứu khoảng 3 lần/tuần. Sau khi da đầu hết ngứa, có thể gội 1-2 lần/tuần. Kiên trì thực hiện phương pháp này, tóc sẽ ngày càng bồng bềnh và hết ngứa.
Ngoài ra, nước ngải cứu giúp đả thông kinh mạch trên đầu, giải phong hàn, từ đó bạn sẽ cảm thấy cơ thể thoải mái nhẹ nhõm, giảm đau đầu, ngủ ngon hơn.
Điều trị nấm da chân, phù nề
Lá ngải cứu có tác dụng sát trùng, tiêu viêm. Việc kiên trì ngâm chân bằng nước lá ngải cứu có thể ức chế sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn trên bàn chân, từ đó ngăn ngừa bệnh nấm da chân, giảm phù nề.
(Tổng hợp)