Hai Bà Trưng (? – 43) là từ để gọi cặp chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị. Họ là biểu tượng vĩnh cửu của phụ nữ Việt Nam. Họ được đánh giá là anh hùng dân tộc, người đã khởi binh chống lại nhà Đông Hán, lập ra quốc gia mới, tự xưng là Nữ vương. Trong “Đại Việt sử ký toàn thư”, Trưng Trắc được xem là một vị vua trong lịch sử Việt Nam với tên gọi Trưng Nữ Vương.
Ảnh minh họa.
Dù là nhân vật lịch sử quen thuộc, nhưng không phải ai cũng biết một sự thật thú vị về họ của Hai Bà Trưng. Không ít người nghĩ rằng, hai bà gọi là Trưng Trắc và Trưng Nhị thì nhiều khả năng mang họ “Trưng”.
Năm 2019, câu hỏi về họ Hai Bà Trưng từng gây sốt mạng xã hội khi xuất hiện trong chương trình “Confetti Vietnam”. Đáp án đúng chương trình đưa ra là họ “Lạc”. Theo lời giải thích của MC Nguyên Khang, Trưng Trắc và Trưng Nhị vốn là dòng dõi Lạc tướng ở Mê Linh, sau mới đổi sang họ Trưng. Quan điểm này dựa trên ghi chép trong “Đại Việt sử ký toàn thư”.
Thực tế thì xét theo lịch sử, cả hai quan điểm trên đều không chính xác. Các sử gia hiện đại khẳng định, vào đầu Công Nguyên, Việt Nam vẫn chưa có họ. PGS.TS Phạm Quốc Sử – nguyên giảng viên Khoa Lịch sử, Trường ĐHSP Hà Nội từng chia sẻ với báo Giáo Dục Việt Nam như sau: “Năm 40 đầu thế kỷ nước chúng ta chưa có đặt họ mà con cái theo dòng mẹ, dòng ngoại. Cho nên Hai Bà Trưng theo họ Hùng bởi Bà Trưng Trắc, Trưng Nhị vốn là dòng vua Hùng”.
PGS.TS Phạm Quốc Sử phân tích thêm, lúc bấy giờ nước ta theo dòng vua Hùng, chế độ mẫu hệ vẫn được đề cao nên con cái thường theo dòng bên ngoại, còn dòng phụ hệ chưa rõ.Vì vậy có thể tạm coi Hai Bà Trưng mang họ “Hùng”.
Ngoài ra, cũng theo ông Phạm Quốc Sử, Hai Bà Trưng vốn không phải tên là Trưng. Xưa kia từ Trưng vốn là từ “trứng” mà ra. Trưng Trắc, Trưng Nhị ý chỉ loại trứng tốt nhất và trứng tốt nhì. Theo sách “Danh tướng Việt Nam” thì tên hai vị nữ vương này vốn là Trứng Chắc và Trứng Nhì, phiên theo tiếng Hán gọi là Trưng Trắc và Trưng Nhị.
Còn theo PGS Nguyễn Khắc Thuần, người Việt nói chung, Hai Bà Trưng nói riêng khi đó chưa có họ. Tương tự, mẹ hai bà được cho có tên là Trần Thị Đoan, thực chất đây là cái tên thần phả đặt sau này (vào khoảng thế kỷ 17, 18). Thi Sách được xác định tên là Thi dựa trên một số tư liệu Trung Quốc. Còn cái tên Man Thiện vốn chỉ “người Man tốt”, có thể do người Hán gọi.
Xem thêm : Nghiên cứu dài nhất lịch sử của ĐH Harvard tiết lộ 1 yếu tố quyết định kéo dài tuổi thọ, không phải tập thể dục hay chế độ ăn uống
Đại học Harvard đã làm một cuộc nghiên cứu kéo dài 75 năm. Họ khảo sát và theo dõi cuộc sống của 724 người tham gia, có xuất thân từ nghèo đói đến giàu có, từ vô danh đến tên tuổi theo thời gian. Đây được gọi là “nghiên cứu hạnh phúc lâu dài nhất lịch sử” với mục đích làm sáng tỏ một bí ẩn: “Yếu tố nào quyết định chính đến tuổi thọ?”
Quá trình tiến hành nghiên cứu
Năm 1938, Đại học Harvard thực hiện nghiên cứu này với mục đích ban đầu là tìm mối qu:an h:ệ sức khỏe và hạnh phúc của con người ở tuổi trưởng thành.
Đối tượng tham gia là 268 sinh viên Đại học Harvard và 456 thanh niên có hoàn cảnh khó khăn đến từ thành phố Boston. Đoàn nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương thức khác nhau để tiến hành điều tra, theo dõi: kiểm tra sức khỏe, phỏng vấn, kiểm tra tâm lý, gọi điện phỏng vấn người thân,..
Phát hiện đáng kinh ngạc
Theo kết quả được ghi nhận, nghiên cứu đã chỉ ra yếu tố kéo dài tuổi thọ của con người không phải là gen, sức khỏe tâm lý, điều kiện kinh tế mà là chất lượng mối qu:an h:ệ.
Nghiên cứu phát hiện, những người có mối qu:an h:ệ với những người thân xung quanh như bạn bè, gia đình duy trì ở mức tốt thì trạng thái sức khỏe thường ở mức tích cực. Cho dù một người có điều kiện về kinh tế, vị trí cao trong xã hội thì sẽ không quyết định chính đến việc tuổi thọ được kéo dài.
Mối qu:an h:ệ cảm giác cô đơn và sức khỏe
Khi một người cảm thấy cô đơn, họ thường gặp những vấn đề liên quan đến sức khỏe. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và con làm sức khỏe tinh thần đi xuống, từ đó tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý như trầm cảm và lo âu.
Ngoài ra, cô đơn còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và suy giảm chức năng hệ thống miễn dịch.
Tầm quan trọng của mối qu:an h:ệ trong xã hội
Việc kết nối sâu sắc với người xung quanh sẽ thúc đẩy giải phóng hormon như oxytocin, endorphin có trong cơ thể, giúp chống lại căng thẳng, stress, qua đó sức khỏe tổng thể được củng cố và tăng cường.
Cảm xúc tích cực vô cùng có lợi cho sức khỏe. Nó không chỉ cải thiện miễn dịch mà còn làm giảm huyết áp một cách hiệu quả. Đồng thời, tăng khả năng phục hồi tâm lý, giúp con người lạc quan, dám đương đầu với những khó khăn thử thách
Lời khuyên tâm lý học tích cực:
– Duy trì các mối qu:an h:ệ thân thiết: Bất luận là gia đình, bạn bè, hay vợ chồng, chúng ta nên đầu tư thời gian chất lượng để xây dựng một mối qu:an h:ệ “bền chắc”.
Nghiên cứu cho thấy cô đơn có thể tăng nguy cơ t:ử vong sớm. Lí do bởi những người có mối qu:an h:ệ với gia đình, bạn bè và cộng đồng tích cực sẽ hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn và sống lâu hơn những người sống cô đơn, ít qu:an h:ệ xã hội. Khi một người sống đơn lẻ, có khoảng cách quá lớn với người khác thì sẽ khó hạnh phúc. Theo đó, sức khỏe của họ cũng giảm sút sớm hơn, thậm chí não còn thoái hóa sớm hơn, tăng nguy cơ t:ử vong.
-Mở rộng mối qu:an h:ệ: Các hoạt động xã hội, những buổi họp mặt, câu lạc bộ hoặc những hoạt động tình nguyện… là những cơ hội tốt để chúng ta có thể mở rộng mối qu:an h:ệ bạn bè. Trong cuộc nghiên cứu của ĐH Harvard, nhưng người sở hữu mối qu:an h:ệ tốt đẹp, gắn bó với người thân, có nhiều bạn bè cuộc sống vui vẻ hơn, khỏe mạnh hơn và hạnh phúc hơn.
– Nâng cao khả năng giao tiếp như: tập trung lắng nghe, học những cách giải quyết mâu thuẫn,… giúp con người cải thiện các mối qu:an h:ệ, tăng cường kết nối xã hội tốt hơn.
Nhiều người nghĩ rằng, điều quan trọng nhất cả đời là phải làm việc chăm chỉ để kiếm tiền. Nhưng thực tế, điều hối tiếc nhất trước khi qua đời của đa số mọi người đều không liên quan đến tiền bạc hay công việc. Do đó, thay vì dốc sức theo đuổi tiền bạc, tốt hơn hết bạn nên dành thời gian duy trì mối qu:an h:ệ tốt với gia đình, bạn bè và tận hưởng cuộc sống của mình ngay từ bây giờ.