Khi nghe con dâu nói sự thật tấm ảnh, cụ ông này hoàn toàn không tin vào những gì đã xảy ra. Ông đã khóc lên như 1 đứa trẻ.
Bài viết dưới đây là chia sẻ của ông Lý (TQ) thu hút sự chú ý của nhiều người dùng trên nền tảng Sohu.
“Món quà” bất ngờ
Vợ chồng tôi chỉ có duy nhất 1 người con trai là Như Khang. Thực ra, cậu bé này cũng không phải là con ruột của chúng tôi.
Một buổi sáng cách đây hơn 30 năm, tôi vừa mở cồng thì thấy một em bé nằm trong chiếc giỏ được để ngay trước cửa nhà. Ngay khi phát hiện, tôi lập tức báo cáo cảnh sát về vụ việc và thông báo để tìm gia đình cho đứa trẻ. Tuy nhiên, sau khoảng 1 tuần rồi đến 1 tháng, không ai đến nhận em bé về.
Vợ chồng tôi nghĩ rằng do có ai phát hiện gia đình không có con nên muốn “gửi tặng” sinh linh nhỏ bé này. Nên chúng tôi vui vẻ đón nhận “món quà”.
Sự xuất hiện của Như Khang đã làm không khí gia đình trở nên vui vẻ hơn rất nhiều. Chúng tôi coi cậu bé như con ruột, dành hết tình cảm và sự quan tâm để nuôi lớn đứa con này.
Tôi vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên Như Khang bập bẹ tập nói tiếng bố, tiếng mẹ. Khi đó, vợ chồng tôi đã òa khóc vì phấn khích. Bởi mong ước lâu nay cuối cùng đã thành hiện thực.
Ảnh minh họa
Theo thời gian, cậu bé cũng đến tuổi đi học. Như Khang là 1 em bé tự giác. Vợ chồng tôi chưa khi nào phải nhắc nhở về chuyện làm bài tập về nhà của con. Không chỉ vậy, thành tích học tập của con trai tôi còn liên tục dẫn đầu cả lớp. Trong mỗi buổi đi họp, Như Khang luôn được cô giáo tuyên dương. Điều đó khiến vợ chồng tôi vô cùng tự hào.
Tuy nhiên, khoảng thời gian gia đình hạnh phúc với đông đủ thành viên chẳng kéo dài được bao lâu. Khi con trai lên cấp 2, vợ tôi qua đời do mắc căn bệnh hiểm nghèo. Nhằm đảm bảo chi phí sinh hoạt của gia đình, tôi đã phải cùng lúc làm 2-3 công việc.
Như Khang là 1 cậu bé hiểu chuyện. Thấy tôi vất vả, sau mỗi giờ học, con trai đều giúp bố làm việc nhà và chuẩn bị cơm nước. Sau này khi đã lên thành phố học đại học, Như Khang vừa học, vừa làm. Thậm chí, nó còn gửi tiền về quê cho tôi. Khi không thể về thăm nhà thường xuyên, Như Khang liên tục gọi điện về để hỏi han trò chuyện. Dẫu con trai không ở bên nhưng tôi vẫn cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc tận tình từ xa.
Tấm ảnh tiết lộ sự thật
Sau 3 năm ra trường, con trai tôi kết hôn. Kể từ khi xây dựng cuộc sống mới, số tiền Như Khang biếu tôi hàng tháng nhiều hơn trước, khoảng 3.000 (khoảng 10 triệu đồng). Đôi lần, tôi đã gọi điện cho con về việc không nên gửi tiền nhiều về như vậy. Bởi chi phí sinh hoạt ở thành phố tốn kém hơn rất nhiều. Nên tôi không muốn chúng phải chịu thêm gánh nặng.
Tuy nhiên, vợ chồng con trai không chịu. Chúng nói rằng muốn bù đắp cho bố những ngày khó nhọc trước đây. Khi nghe được những lời này, tôi cảm thấy vô cùng ấm lòng về những gì mình đã hy sinh và nuôi nấng đứa con này.
Giữa năm ngoái, con trai gọi điện cho tôi với giọng đầy mệt mỏi. Như Khang nói rằng phải đi nước ngoài công tác một thời gian dài nên tới đây sẽ không thể gọi điện về nhà. Con trai cũng nhắc nhở tôi nếu cần gì hỗ trợ cứ gọi điện cho con dâu. Sau câu nói đó, tôi hỏi thăm con thêm vài câu rồi cúp máy mà không có chút nghi ngờ nào.
Cho đến đầu năm nay, tôi có chuyện lên thành phố nên ghé vào nhà con trai mà không báo trước. Đây cũng là lần thứ 2 tôi đến thăm các con. Lần đầu là khi chúng chuyển vào nhà mới.
Sau khi bấm 3 hồi chuông, con dâu tôi mới ra mở cửa. Nhìn thấy tôi, con tỏ vẻ vô cùng ngạc nhiên và thắc mắc về sự xuất hiện bất ngờ này. Tôi cũng giải thích ngắn gọn và ngó vào bên trong để hỏi Như Khang có nhà không.
Một điều tôi khá thắc mắc là con dâu như không muốn tôi bước vào bên trong. Phớt lờ sự cản trở đó, tôi vẫn kéo hành lý đẩy cửa vào.
Vừa bước vào cửa, tôi đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy tấm ảnh trắng đen của con trai được đặt trên bàn thờ. Tôi lập tức hỏi con dâu về chuyện gì đã xảy ra trong thời gian gian qua.
Con xin lỗi rồi vừa nói vừa khóc: “Bố đừng trách con. Anh ấy đã qua đời vì làm việc quá sức. Anh ấy không muốn bố biết điều này vì sợ rằng bố không chịu được cú sốc”.
Con dâu tôi cho biết Như Khang không đi nước ngoài. Con trai chỉ bịa ra câu chuyện đó để nói dối về sự ra đi đau buồn này.
Nghe đến đây, tôi đã khóc nấc lên như 1 đứa trẻ. Nhận Tiểu Khang về nuôi, tôi coi nó như con ruột. Tôi chưa khi nào nghĩ đến 1 ngày sẽ nhận được sự báo đáp. Điều tôi duy nhất mong cầu là con lớn lên khỏe mạnh và bình an. Tuy nhiên, sau này khi đã đi làm, cậu bé luôn tìm đủ mọi cách để trả ơn tôi. Cho đến khi nằm trên giường bệnh, nó vẫn nghĩ cho những người ở lại. Nhưng có lẽ, tôi đã quá vô tâm để hiểu hết tâm tư và suy nghĩ của con. Để cho đến khi Tiểu Khang ra đi, tôi vẫn nghĩ rằng nó chỉ đang đi công tác.
Theo
Đời sống Pháp luật