Nhà có 2 cửa chính thường được thiết kế có một cánh cửa là lối ra vào chính căn nhà nằm mặt tiền được thiết kế rộng rãi, cánh cửa còn lại ít được sử dụng hơn, có tác dụng mở rộng không gian đón nắng, đón gió vào nhà.
Nhà có 2 cửa cả của và người chẳng yên
Quan niệm xưa cho rằng nếu nhà có 2 cửa cả của và người chẳng yên
Trong nhân gian, có câu tục ngữ đời đời con cháu truyền lại nhau: “Nhà có 2 cửa cả của và người chẳng yên.” Điều này không chỉ đơn giản là một câu nói cổ xưa mà còn chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc về mối quan hệ giữa con cháu và sự bình yên của gia đình.
Cửa nhà vốn là nơi giao thoa giữa không gian nội và ngoại, là biểu tượng cho sự ra vào, giao tiếp và sự thay đổi. Trong cuộc sống hiện đại, khi công nghệ phát triển, cửa nhà không chỉ đơn thuần là nơi để ra vào mà còn là điểm kết nối giữa thế giới bên ngoài và không gian riêng tư của mỗi người.
Nhà có 2 cửa chính có tốt không?
Trường hợp nhà có 2 cửa chính
Theo phong thủy thì gia chủ nên phân rạch ròi chính – phụ và chỉ nên có duy nhất 1 bộ cửa chính. Cửa chính thường là cửa có kích thước lớn nhất và là lối vào nhà chính. Nhà có vượng khí hay không phụ thuộc vào hướng cửa và kích thước của cửa chính.
Việc kiêng kỵ nhà mở nhiều cửa chính bởi nếu nhà nhiều cửa ắt có nhiều miệng hút khí và làm cho nắng và gió vào nhà từ nhiều hướng tốt và xấu, gây rối loạn trường khí. Ngoài ra nhà có nhiều cửa chính gia chủ sẽ khó kiểm soát được an ninh.
Kiêng kị khi xây nhà 2 cửa
Trường hợp nhà có 1 cửa chính 1 cửa hậu
Đối với nhiều ngôi nhà, gia chủ muốn bố trí cửa mở ra nhiều nhằm thông thoáng và đẹp mắt. Xét về phong thủy cửa chính ra là cửa đón nhận khí vào nhà. Cửa hậu thường là nơi khí sẽ thoát bớt ra ngoài giúp nguồn năng lượng lưu thông thường xuyên.
Trong nhiều trường hợp khi cửa chính không hợp thì việc mở thêm cửa hậu hợp hướng sẽ là giải pháp phong thủy hiệu quả. Không những vậy cửa hậu còn là cửa thoát hiểm hiệu quả khi có sự cố hỏa hoạn cướp bóc, trấn lột. Tuy nhiên, nhiều gia chủ mắc phải những sai lầm khi thiết kế 2 cửa này, gây thất thoát đi dòng năng lượng tích cực cho gia chủ.
Một trong những sai lầm mà gia chủ dễ gặp phải là thiết kế cửa chính và cửa hậu đối diện nhau, như thế khi dòng năng lượng tích cực vào nhà sẽ dễ bị thất thoát bằng cửa hậu mà không có sự luân chuyển xung quanh nhà.
Vì vậy việc thiết kế nhà có 2 cửa chính thực chất chúng không phải là không tốt mà là do cách thiết kế và bố trí của gia chủ.
Hóa giải phong thủy khi nhà có 2 cửa chính
Đối với những căn nhà đã trót vướng phải thiết kế 2 cửa chính thì vẫn có những cách hóa giải. Cách hóa giải phong thủy nhà có 2 cửa chính chi tiết như sau:
Không đặt 2 cửa thẳng hàng
Cách tốt nhất để bạn tránh phạm phải những lỗi trong phong thủy nhà hai cửa chính đó là tránh thiết kế 2 cửa thẳng nhau. Theo phong thủy nếu phạm phải điều này sẽ dễ khiến nguồn vượng khí thoát ra ngoài. Từ đó, nguồn vượng khí sẽ không được bổ sung cho các khu vực khác trong nhà.
Nguyên tắc hình phễu
Khi nhà có nhiều cửa ra vào, gia chủ cần phân biệt rõ giữa cửa chính và cửa phụ, đâu là cửa nơi ra vào chính của gia đình.
Gia chủ nên thiết kế các cửa theo quy tắc hình phễu. Theo đó, kích thước cửa chính là to nhất, sau đó thu hẹp dần để thu hút nguồn khí tốt vào nhà đồng thời tránh để vận khí thoát ra ngoài.
Dùng vật phẩm phong thủy
Sử dụng quả cầu thủy tinh treo ở giữa cả 2 cửa chính và phụ. Ngoài ra, gia chủ có thể làm rèm cửa, vách ngăn giữa cả 2 cửa. Hiện nay, các loại lưới chống muỗi hay cửa kính dán mờ và cũng được sử dụng vừa tăng thêm tính thẩm mỹ, vừa giúp hỗ trợ các yếu tố phong thủy.
- Treo xâu tiền ngũ đế cổ ở cửa nằm ở cuối căn nhà.
- Treo quả cầu tán khí ngay giữa cửa hậu để tránh bị thất thoát khí ra khỏi nhà.
- Thiết kế vách ngăn hoặc rèm cửa để chắn giữa 2 cửa, ngăn khí đi theo đường thẳng và bị thoát ra khỏi nhà.
- Sử dụng cầu thuỷ tinh treo ở vị trí thông giữa hai cửa chính, dùng tượng tượng Tam Đa hoặc tượng rùa đầu rồng hoặc che chắn ở phía cửa phụ.
- Dùng loại cửa kính có dán mờ một phần (đặc biệt là dán ở cửa có hướng nắng gắt) Còn nếu chỉ thi thoảng, hiếm khi sử dụng cửa phụ thì gia chủ nên đóng hẳn lại.
Hóa giải bằng cây cảnh
Sử dụng cây cảnh để bài trí, giúp hạn chế những yếu tố không tốt khi đã có 2 cửa chính không phù hợp. Bạn có thể trồng các chậu cây cảnh và đặt tại vị trí cửa có hướng xấu, để hóa giải.
Chú ý lựa chọn loại cây tốt cho phong thủy nhằm tăng thêm cho gia chủ. Lưu ý không nên chọn các cây cảnh quá cao lớn tán lá um tùm. Vừa không thẩm mỹ mà lại gây vướng víu cho gia đình trong sinh hoạt hàng ngày.
Ngày càng nhiều gia đình KHÔNG CHỌN lát sàn gỗ cho căn nhà, là vì 4 điều sau
Hóa ra sàn gỗ lại có những nhược điểm này.
Lát sàn gỗ từng là xu hướng được nhiều gia đình ưa chuộng sử dụng vì chúng đem lại tính thẩm mỹ cao, giúp không gian sống thêm phần sang trọng, bắt mắt. Tuy nhiên theo thời gian, xu hướng “hot hit” này đang ngày càng bị quên lãng, bởi số đông đều cho rằng lát sàn gỗ giúp tô điểm không gian nhưng lại phát sinh nhiều vấn đề trong quá trình sử dụng. Trên một diễn đàn về nhà cửa tại Trung Quốc, cư dân mạng liên tục “bóc phốt” những điểm hạn chế của sàn gỗ.
Ý kiến của cư dân mạng
Tài khoản @Xiaoli chia sẻ rằng, sàn gỗ của gia đình anh gặp tình trạng bị cong vênh 1 cách rõ rệt, gây bất tiện trong quá trình sử dụng đặc biệt là ảnh hưởng đến thẩm mỹ của không gian. Phía người bán thì nói rằng do nhiệt độ nhà quá cao nên mới khiến sàn gỗ bị cong vênh. Điều này khiến @Xiaoli cảm thấy thật khó hiểu!
Một tài khoản khác là @Luoxia cũng ngậm ngùi chia sẻ một trải nghiệm không mấy khi lát sàn gỗ trong nhà. Người này cho biết đã chi hơn 30.000 nhân dân tệ (khoảng 106 triệu đồng) để lát sàn gỗ sồi tự nhiên cho cả ngôi nhà, tuy nhiên, chỉ vài tháng sau đó liền cảm thấy vô cùng hối hận.
Lý do là vì sàn gỗ dễ trầy xước và xuất hiện lỗ thủng khi có những tác động vật lý, chẳng hạn như rơi vật nặng hoặc đồ sắc nhọn xuống sàn. Đó là nguyên nhân khiến sàn nhà của gia đình @Luoxia đến nay đã có hơn… 30 lỗ thủng.
Cư dân mạng @Xiaomeng kể lại rằng, trong quá trình lựa chọn và xem mẫu, cô chắc chắn rằng sàn gỗ không có nhiều “vết sẹo” đen đen thâm thâm. Nhưng sau khi thi công và lát sàn thì bỗng nhiên từ đâu xuất hiện 1 đống vệt đen hình tròn với tần suất dày đặc, trông vô cùng thiếu thẩm mỹ.
Nhược điểm của sàn gỗ
Từ những bình luận nổi bật nêu trên, cộng đồng “nghiện nhà” xứ Trung cũng không ngần ngại tóm lược 4 điểm hạn chế của việc lát sàn gỗ.
1. Chi phí đắt đỏ
Lát sàn gỗ nguyên khối sẽ tốn khoảng 300 – 500 nhân dân tệ mỗi mét vuông (dao động 1 – 2 triệu đồng). Nhân lên với diện tích nhà ở thì con số phải trả được cho là khá đắt, dù thích đồ gỗ đến mấy thì cũng không phải gia đình nào cũng có khả năng chi trả.
Đấy là còn chưa tính đến khoản phí nhân công để lắp đặt sàn gỗ, quá trình này thường tiêu tốn từ 50.000 VND – 100.000 VND cho 1 mét vuông.
2. Chứa Formaldehyde
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng Formaldehyde có trong sàn gỗ công nghiệp là một trong những chất độc hại tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe con người, và chu kỳ phát tán của hợp chất này có thể kéo dài đến 15 năm. Chúng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh về hô hấp, bệnh bạch cầu, nguy hiểm nhất là dẫn đến ung thư.
3. Khả năng chống mòn kém
Sàn gỗ được ưa chuộng sử dụng vì chúng có khả năng đem đến cảm giác ấm áp cho không gian, kể cả khi đi chân trần trên sàn cũng sẽ cảm thấy vô cùng dễ chịu, thoải mái. Nhưng theo thời gian, bề mặt sàn gỗ sẽ dần mòn, dễ bị mất đi độ bóng cũng như kết cấu ban đầu.
Đặc biệt là khi làm rơi các vật dụng sắc nhọn sẽ dễ khiến sàn bị thủng, ngay cả việc đơn giản như dùng móng tay cào lên sàn gỗ cũng có thể làm chúng bị trầy xước.
4. Tuổi thọ ngắn
Sàn gỗ không thể tồn tại lâu như gạch men. Trên thực tế, sàn gỗ theo thời gian sử dụng hoàn toàn có thể bị nứt, biến dạng, cong vênh thậm chí là ẩm mốc. Điều này còn phụ thuộc vào cách sử dụng và giữ gìn của từng gia đình, nhưng nhìn chung tuổi thọ của sàn gỗ chỉ kéo dài khoảng 15 – 25 năm đối với dòng cao cấp và khoảng 5 – 7 năm đối với dòng giá rẻ.
Lựa chọn thay thế
Vẫn rất nhiều người thích cảm giác lát sàn gỗ cho nhà cửa, vì sàn gỗ tạo cảm giác ấm áp, sang trọng cho ngôi nhà. Và hiện nay, một số gia đình đã tìm được giải pháp thay thế lý tưởng, đó là sử dụng gạch vân gỗ (gạch giả gỗ). Về cơ bản, thiết kế này vừa có thể đem đến không gian “toàn gỗ” cho ngôi nhà vừa đảm bảo ít hư hại theo thời gian sử dụng.
Một số ưu điểm khi lát sàn bằng gạch vân gỗ:
1. Độ bền cao
Bề mặt gạch vân gỗ cứng cáp, chống thấm tốt và khó trầy xước. Vậy nên trong quá trình sử dụng sẽ không cần lo lắng về vấn đề sàn nhà bị ẩm mốc hay biến dạng. Gạch vân gỗ đơn giản là gạch sứ hoặc gạch men có bề ngoài giống như gỗ, do đó chúng sở hữu khả năng chịu lực và chống mài mòn khá tốt.
2. Ngoại hình đẹp
Gạch vân gỗ được thiết kế trông giống như sàn gỗ tự nhiên vậy nên chúng cũng sở hữu ngoại hình bắt mắt, có khả năng mang lại vẻ ấm cúng và sang trọng cho ngôi nhà. Thậm chí gạch vân gỗ còn rất phong phú về kiểu dáng và kích cỡ, giúp người dùng có thêm nhiều lựa chọn khi trang trí nhà cửa.
3. Không chứa Formaldehyde
Vì có tính chất giả gỗ nên gạch vân gỗ hoàn toàn không chứa các hợp chất gây hại như Formaldehyde, Vinyl Clorua hay chì. Điều này không chỉ thân thiện với môi trường mà còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe gia đình.
Nếu trong nhà lắp đặt hệ thống sưởi sàn thì càng yên tâm sử dụng gạch vân gỗ, vì khả năng dẫn nhiệt của loại gạch này sẽ tốt hơn so với sàn gỗ tự nhiên. Do đó, khi bật hệ thống sưởi sàn vào mùa đông, kể cả đi chân trần dưới sàn nhà thì bạn vẫn sẽ có cảm giác ấm áp và vô cùng thoải mái.
Nguồn: Zhiyou
Theo phunuso.baophunuthudo.vn Copy link
Link bài gốc Lấy link https://phunuso.baophunuthudo.vn/ngay-cang-nhieu-gia-dinh-khong-chon-lat-san-go-cho-can-nha-la-vi-4-dieu-sau-193241101151708831.htm