Trong phong thủy, cây lưỡi hổ là biểu tượng của sức mạnh, quyền uy, và may mắn.
Cây lưỡi hổ tượng trưng cho quyền uy, may mắn:
Trong phong thủy, cây lưỡi hổ là biểu tượng của sức mạnh, quyền uy, và may mắn. Lá cây mọc thẳng đứng thể hiện sự quyết đoán và ý chí tiến lên của con người. Với vẻ uy nghi từ thân đến ngọn, cây lưỡi hổ được xem là biểu tượng của sự uy quyền, danh gia vọng tộc, phú quý và may mắn.
Loại cây này thường được trưng bày trong nhà với hy vọng công danh sự nghiệp của gia chủ sẽ phát triển bền vững. Người ta tin rằng những ai trồng cây lưỡi hổ sẽ được Bát tiên ban tặng 8 món quà, được gọi là “Bát công đức thủy” (8 phẩm hạnh tốt đẹp) gồm: Thịnh vượng, sắc đẹp, sống lâu, thông minh, sức khỏe, nghệ thuật, sức mạnh và thơ ca. Vì thế, tại Trung Quốc, người ta thường đặt cây lưỡi hổ gần cửa ra vào để tỏ ý đón rước Bát công vào nhà.
Cây lưỡi hổ
Trong kinh doanh và cuộc sống hàng ngày, cây lưỡi hổ là món quà phổ biến để gửi lời chúc tốt đẹp đến đối tác, bạn bè, mong đem lại may mắn, tài lộc và xua đuổi những điều xấu. Đây cũng là món quà biểu tượng cho sức mạnh cá nhân, sự rắn rỏi và không ngừng tiến lên. Do đó, cây lưỡi hổ là món quà tặng phát tài phát lộc tuyệt vời, thích hợp trong những dịp đặc biệt như mừng tân gia, khai trương, năm mới…
Trừ tà, xua đuổi ma quỷ:
Ngoài ý nghĩa mang lại may mắn, cây lưỡi hổ còn có tác dụng trừ tà, xua đuổi ma quỷ và chống lại những điều xui xẻo trong cuộc sống theo phong thủy.
Cây lưỡi hổ hợp tuổi nào, mệnh nào?
Khi mua hoặc tặng cây lưỡi hổ cho bất kỳ ai, bạn nên tìm hiểu xem tuổi và mệnh của người đó có hợp với cây không để đảm bảo yếu tố phong thủy. Theo các chuyên gia phong thủy, với đặc điểm nổi bật là hai dải màu xanh lá cây và vàng dọc từ gốc đến ngọn, cây lưỡi hổ hợp nhất với người mệnh Mộc và mệnh Thổ. Trồng cây này trong nhà sẽ giúp người mệnh Mộc và Thổ phát huy được vận thế tốt, sự nghiệp thành công, và nhiều thuận lợi.
Các mệnh hợp với cây lưỡi hổ:
Mệnh Thổ: Mậu Dần, Kỷ Mão, Bính Tuất, Canh Tý, Tân Mùi…Mệnh Hỏa: Đinh Mão, Ất Tỵ, Mậu Tý, Kỷ Sửu…
Mệnh Kim: Tân Hợi, Canh Tuất, Quý Mão, Nhâm Dần…
Mệnh Thủy: Nhâm Thìn, Giáp Thân, Ất Hợi, Quý Tỵ…
Mệnh Mộc: Kỷ Hợi, Mậu Tuất, Tân Mão, Nhâm Tý…
Lưỡi hổ không kỵ tuổi nào:
Theo phong thủy, cây lưỡi hổ không kỵ tuổi nào nên bạn có thể yên tâm trồng trong nhà. Tuy nhiên, để mang đến tài lộc và may mắn, bạn có thể chọn các loại cây hợp với mệnh của mình.
Ngoài ra, nếu bạn có sở thích sưu tầm và trồng cây cảnh, bạn vẫn có thể sử dụng cây lưỡi hổ để trang trí. Có thể hóa giải bằng các màu sắc của chậu cây và đá rải bề mặt phù hợp với mệnh của mình.
Cây lưỡi hổ nên đặt ở đâu trong nhà?
– Phương hướng đặt cây: Phương hướng tốt nhất để đặt lưỡi hổ phong thủy trong nhà hoặc trong văn phòng là phương thuộc hành Mộc gồm hướng Đông và Đông Nam.
– Vị trí đặt cây:
+ Đặt ở phòng khách: Trong phong thủy, phòng khách là vị trí thu hút tài lộc cho gia đình. Đồng thời, đây cũng là nơi để thể hiện cá tính, phong cách hay sở thích của gia chủ, nhằm gây ấn tượng đối với các vị khách ghé thăm.
Cho nên đặt cây lưỡi cọp ở phòng khách rất thích hợp, nhất là nơi góc phòng hoặc bên cạnh kệ tivi, bên cạnh ghế sô-pha sẽ giúp gia đình gặp nhiều may mắn, thành công hơn.
Bạn nên tránh đặt cây ở chính giữa nhà, vừa gây cản trở, khiến việc đi lại bất tiện vừa có thể cản trở những điều tốt đẹp đến với gia đình, đồng thời gây những rắc rối về vấn đề tài chính hoặc đường công danh. Hai chậu lưỡi hổ đặt ở hai bên lối cửa ra vào cũng là cách án ngữ, xua đuổi vận xui và mang vận may đến cho căn nhà của bạn.
+ Đặt ở ban công: Nếu gia đình bạn có ban công thì không thể bỏ qua việc lựa chọn lưỡi hổ làm cây trang trí cho không gian này. Đặt lưỡi hổ ở ban công không chỉ giúp không gian thêm xanh mát, mà còn giúp gia chủ thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.
+ Đặt trong phòng ngủ: Chính vì tác dụng hấp thụ khí độc, lại thêm cơ chế sinh học ngược, nhả khí oxy và hút cacbonic vào ban đêm nên loài cây này là lựa chọn hàng đầu cho việc trồng cây trong phòng ngủ, vừa giúp thanh lọc không khí phòng ngủ vừa cải thiện giấc ngủ ngon hơn.
+ Đặt trong phòng tắm: Lưỡi hổ là cây ưa bóng râm, có thể sống trong phòng thiếu ánh sáng một khoảng thời gian dài, lại có thể hút bớt hơi nước, khí độc hại có trong không khí nên có thể đặt một chậu nhỏ trong phòng tắm và nhà vệ sinh. Kể cả khi độ ẩm và áp suất trong phòng tắm cao, thì điều ấy cũng không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Tuy nhiên, khi trồng cây trong phòng tắm thì bạn nên lưu ý lau lá thường xuyên, phòng trừ côn trùng sâu bệnh phát triển, vì đây là môi trường ẩm thấp dễ sinh bệnh cho cây.
+ Đặt ngoài sân, ngoài cổng: Nhiều người thích đặt cây ngoài sân, ngoài cổng vì cây có tác dụng trừ tà, xua đuổi bùa chú, ma quỷ khá tốt.
Bài viết mang tính chất tham khảo