“Người hàng xóm mới tới dường như không biết cách âm phòng rất tệ, tôi phải làm gì bây giờ?”, cô gái trẻ ngại ngùng cho chia sẻ.
Tại thành phố New York (Mỹ) sầm uất với hơn 8 triệu dân, việc sống trong những căn hộ chung cư cũ kỹ với vách ngăn mỏng manh dễ dẫn đến những phiền toái từ tiếng ồn của hàng xóm. Một độc giả của chuyên mục “How To Be Decent” trên tờ HuffPost đã gửi thư về trường hợp dở khóc dở cười mà bản thân đang gặp phải. Người phụ nữ này đang sống tại quận Brooklyn và vô tình nghe được những âm thanh “nhạy cảm” từ nhà của người hàng xóm mới.
Ảnh minh hoạ
Mặc dù cảm thấy rất phiền lòng nhưng cô gái cũng cảm thấy ngại ngùng thay cho người hàng xóm và băn khoăn không biết liệu anh ta có nhận ra sự thiếu riêng tư của mình hay không.
Trước tình huống éo le mà cô gái đang gặp phải, chuyên gia Thomas P. Farley, còn được biết đến với cái tên Mister Manners, đã được mời đến để đưa những lời khuyên “đắt giá”.
Chuyên gia đưa cách giải quyết lịch sự mà không kém phần tinh tế cho việc hàng xóm gây ồn
Thomas cho biết những vấn đề liên quan đến tiếng ồn từ căn hộ bên cạnh luôn là chủ đề nhạy cảm. Bản thân ông, với tư cách là thành viên ban quản trị chung cư, đã từng tiếp nhận vô số lời phàn nàn về tiếng ồn từ trẻ con khóc, nhạc bật lớn, tiếng bước chân cho đến chuyện chăn gối của các cặp vợ chồng.
Theo chuyên gia, những người bị làm phiền thường trải qua các giai đoạn từ ngạc nhiên, khó chịu, bực tức rồi cuối cùng là bùng nổ hoặc cam chịu. Điều đáng nói là người gây ra tiếng ồn thường không hề nhận ra sự phiền toái mà họ mang đến. Ông Thomas cho rằng việc trực tiếp trao đổi một cách lịch sự và tinh tế sẽ giúp giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
Lời khuyên được đưa ra là nên cân nhắc mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Nếu tiếng ồn chỉ diễn ra một hoặc hai lần một tháng, bạn có thể sử dụng máy tạo tiếng ồn trắng hoặc đeo tai nghe. Tuy nhiên, nếu tình trạng diễn ra thường xuyên hơn, bạn nên trực tiếp trao đổi với người hàng xóm vào thời gian thích hợp, ví dụ như buổi trưa Thứ Bảy hoặc Chủ nhật.
Hãy bắt đầu bằng những câu chào hỏi xã giao, sau đó nhẹ nhàng đề cập đến vấn đề. Chẳng hạn như: “Tôi biết điều này có hơi tế nhị nhưng gần đây tôi gặp khó khăn trong việc ngủ ngon vì những âm thanh phát ra từ căn hộ của bạn vào khoảng… mỗi đêm. Tôi biết âm thanh trong tòa nhà này khá dễ truyền nên muốn hỏi liệu anh có cách nào giảm thiểu tiếng ồn không?”. Trong trường hợp lý tưởng, người hàng xóm sẽ lập tức xin lỗi và điều chỉnh hành vi của họ.
Ở 1 cách làm khác, nhiều người cho rằng gửi giấy nhắc nhở “nặc danh”. Tuy nhiên, chuyên gia cho biết cách làm này sẽ không hiệu quả bằng việc trao đổi trực tiếp. Bởi khi nhận được ghi chú ẩn danh, người hàng xóm sẽ bắt đầu nghi ngờ và có những hành động khó hiểu với những người xung quanh. Thậm chí, họ có thể đoán ra người viết và trở nên tức giận, khiến tình hình thêm tồi tệ.
Nếu người hàng xóm không hợp tác, bạn có thể báo cáo sự việc lên chủ nhà hoặc ban quản lý tòa nhà. Tuy nhiên, bạn nên chuẩn bị tinh thần rằng việc xử lý vấn đề có thể sẽ rất chậm hoặc thậm chí không hiệu quả. Lúc này, chấp nhận và coi đó là một trong những phiền toái khi sống chung với 8 triệu người khác có lẽ là lựa chọn ít căng thẳng nhất.