Người xưa cho rằng, giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tuổi thọ nên họ luôn tìm cách để có thể ngủ được ngon nhất. Nên đã đúc kết ra câu “Nằm ngửa không sống lâu, ngồi sai người người mắng”, dù đã xuất hiện từ rất lâu song đến nay vẫn nguyên giá trị.
Cổ nhân nói “Nằm ngửa không sống lâu” lý giải điều gì?
Trước hết phải khẳng định câu nói này của cổ nhân hoàn toàn có cơ sở khoa học. Trong cuốn “Thiên kim yếu phương” của Tôn Tư Mạc có ghi chép như sau: “Nằm gối nghiêng đầu có lợi cho khí lực, tốt hơn nằm ngửa rất nhiều”.
“Nằm gối nghiêng đầu có lợi cho khí lực, tốt hơn nằm ngửa rất nhiều”. (Ảnh minh họa)
Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh điều này: Tư thế ngủ thích hợp nhất chính là nằm nghiêng sang bên trái. Điều này giúp làm giãn cơ toàn thân, có lợi cho các mô cơ đồng thời giúp xua tan mệt mỏi, hỗ trợ quá trình lọc chất thải cũng như giúp giảm áp lực đối với các cơ quan nội tạng.
Khi nằm ngửa, phần mông và lưng của cơ thể tiếp xúc với giường, khiến cho phần thắt lưng ít nhận được sự nâng đỡ gây ra tình trạng đau mỏi lưng. Thậm chí, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc nằm ngửa không có lợi cho tuổi thọ con người.
Vì thế, mọi người nên lưu ý câu nói này của cổ nhân, điều chỉnh tư thế ngủ của mình cho phù hợp, giúp giấc ngủ sâu hơn, sức khỏe cũng tốt hơn.
Cổ nhân nói: “Ngồi sai người người mắng” sao lại mắng?
Thời xưa, nữ giới phải tuân theo rất khắt khe, nhất là khi ngồi phải chú ý để hai chân chụm vào nhau, khi đứng cũng chú ý không nhìn nghiêng. Bởi điều này thể hiện phẩm chất của một người đàng hoàng, có chừng mực.
Cũng theo người xưa, việc ngồi dạng chân rất khó coi và được xem là hành động bất lịch sự. Tư thế ngồi như vậy là biểu hiện của một người thiếu tu dưỡng.
Về sau, câu nói “Ngồi sai người người mắng” trở thành quy tắc chung cho cả nam và nữ. Bởi việc giữ hình tượng đẹp trước mặt người ngoài vẫn là điều rất cần thiết, nhất là đối với những mối quan hệ ngoài xã hội.
Nhìn chung, tư thế ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tư thế ngồi thì đại diện cho phẩm chất của một người trong mắt người khác. Cả hai đều là những điều rất quan trọng đối với mỗi người trong cuộc sống.
Người xưa nói, “nghe giọng đàn bà, nhìn tiền đàn ông”: ý nghĩa thực sự là gì?
Người xưa có khả năng nhìn người vô cùng chính xác và sâu sắc. Theo kinh nghiệm của người xưa: “Nghe giọng đàn bà, nhìn tiền đàn ông”. Khi nhìn vào khía cạnh đó, con người có thể phán đoán được điều gì?
Người xưa có khả năng nhìn người vô cùng chính xác và sâu sắc. Theo kinh nghiệm của người xưa: “Nghe giọng đàn bà, nhìn tiền đàn ông”. Khi nhìn vào khía cạnh đó, con người có thể phán đoán được điều gì?
“Nghe giọng đàn bà”
Trong quan niệm của người xưa, thông qua giọng nói và cách ứng xử của người phụ nữ có thể giúp hiểu biết về tính cách của họ.
Nếu giọng nói nhỏ nhẹ, điềm đạm chứng tỏ họ là người có học vấn và sự chín chắn. Họ thông minh và vô cùng khéo léo, có thể đem lại may mắn và thành công cho gia đình. Uy tín và bản lĩnh của họ thường được người khác đánh giá cao, và họ thường là những người thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.
Trong quan niệm của người xưa, thông qua giọng nói và cách ứng xử của người phụ nữ có thể giúp hiểu biết về tính cách của họ.
Nếu giọng nói người phụ nữ lớn, oang oang thì chứng tỏ những phụ nữ này thường bộc trực và rất dễ thể hiện cảm xúc. Họ có tính tốt bụng và rất thật thà, nhưng đôi khi hành động xốc nổi, không suy nghĩ kỹ và cực kỳ đơn giản. Họ có thể đạt được thành công nhưng thường sẽ không có vị trí quan trọng trong xã hội.
Nếu phụ nữ có giọng nói rin rít, nói sâu cay thì họ thường có tính cách cực đoan và rất khó tha thứ. Họ có thể vô cùng quan tâm đến gia đình nhưng cũng có thể rất cứng nhắc và lạnh lùng.
Nếu người phụ nữ có thói quen vừa nói vừa cười thường sẽ là người vui vẻ và dễ tính, nhưng cũng dễ có thể bị người khác hiểu lầm và đánh giá thấp vì tính cách của họ.
Trong khi đó, nếu người phụ nữ ăn nói nhẹ nhàng, điệu đà thì họ thường tinh tế và nữ tính, nhưng có thể ít tính tự lập và thích sự nuông chiều. Họ thường dựa dẫm và phụ thuộc vào người khác.
“Nhìn tiền đàn ông”
Khác với phụ nữ, quan sát đàn ông chủ yếu nhìn vào ví tiền của anh ta. Ở đây, không phải là nhìn vào ví tiền của anh ta dày hay mỏng mà nhìn vào cách anh ta đối xử với đồng tiền.
Nếu một người đàn ông biết trân trọng khi anh ta trả tiền cho người khác thường là người đánh giá cao giá trị của sự lao động, tôn trọng tiền bạc nhưng lại không để bị tiền bạc chi phối. Cách mà họ trao tiền cho người vợ, cho em, hay cho bố mẹ chính là thể hiện sự hiếu thảo, lòng biết ơn cũng như khả năng kiểm soát bản thân.
“Nhìn tiền đàn ông” không phải là nhìn vào ví tiền của anh ta dày hay mỏng mà nhìn vào cách anh ta đối xử với đồng tiền.
Thực tế, cũng có những người đàn ông cẩn trọng trong việc chi tiêu. Họ không thích khoe khoang về số tiền họ đạt được và họ thường là những người chăm chỉ, cẩn thận, không hề ham lợi ích nhưng lại biết trân trọng tiền bạc. Những người này thường rất biết quản lý gia đình và hỗ trợ cho gia đình nhỏ của mình một cách chín chắn.
Tuy nhiên, ngược lại, có những người đàn ông phóng túng và rất thích khoe khoang về tiền bạc. Họ thường chi tiêu hoang phí và không hề tiếc tiền khi chăm sóc bạn bè để thể hiện sự giàu có của bản thân. Những người này thường gây nhiều phiền lòng cho vợ con vì thói quen chi tiêu không kiểm soát của họ.
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người đàn ông không hề tham tiền. Họ chịu khó làm ăn, không hề bị kiểm soát bởi lợi ích cá nhân. Những người này thường là những người đàn ông tử tế nhưng tính cách có thể hơi cứng rắn và số mệnh của họ cũng không hẳn là giàu sang nhưng họ sống cuộc sống rất bình yên, ít thị phi và đầy hạnh phúc.