Dù muốn làm gì, nếu muốn làm tốt và thành công, cần phải rèn luyện bản thân ở hai khía cạnh. Chỉ khi đó bạn mới có thể đánh bại người khác và đạt được kết quả.
1. Tư duy của Chúa
“Kinh Thánh” dạy chúng ta rằng: “Yêu người như yêu mình”. Lối suy nghĩ này nói với chúng ta rằng: Chỉ bằng cách giúp đỡ người khác, chúng ta mới có thể cải thiện bản thân.
Nó đồng thời cũng cho chúng ta biết rằng khi phân tích và nhìn nhận sự việc, chúng ta nên nhìn vấn đề từ góc độ của người thứ ba.
Dẫu sao thì người trong cuộc sẽ không thể nhìn nhận vấn đề tỉnh táo, khách quan bằng người ngoài cuộc. Nói cách khác, chúng ta phải nhìn mọi việc một cách lý tính.
2. Tư duy Tư Mã Quang
Như người ta thường nói: “Không phá vỡ cái cũ sẽ không thể thành lập cái mới”.
Câu nói này phản ánh tư duy của Tư Mã Quang – nhà sử học lỗi lạc thời Tống (Trung Quốc). Lối tư duy này nhằm phá bỏ lối suy nghĩ quán tính, sử dụng lối suy nghĩ ngược lại để tư duy vấn đề. Việc tìm ra giải pháp cho vấn đề sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Câu chuyện Tư Mã Quang đập chum nước có lẽ không còn xa lạ. Để cứu đứa trẻ rơi vào chum nước, Tư Mã Quang đã dứt khoát đập vỡ chum nước. Khi nước chảy ra khỏi chum, đứa trẻ cũng được cứu.
Tư Mã Quang ở đây đang phá vỡ tư duy thông thường và tư duy quán tính, nghĩa là ông đang tư duy ngược lại.
Có một câu chuyện đương đại hơn, kể về một lần, có một cặp vợ chồng đăng ký vào khách sạn cùng đứa con trai 6 tuổi của họ. Chủ khách sạn nói với hai vợ chồng rằng chính sách của khách sạn là: “Khách sạn này không nhận trẻ em”.
Khi hai vợ chồng chuẩn bị quay người bỏ đi thì cậu bé 6 tuổi bất ngờ túm lấy bố mẹ.
Đứa trẻ đi đến chỗ chủ khách sạn nói: “Chú ơi, chú cho cháu đặt một phòng đi.”
Người chủ khách sạn cười nói: “Một mình cháu ở ư?”
Cậu bé nghiêm túc đáp: “Cháu mang theo hai người lớn đi cùng. Quy định của khách sạn là không được mang theo trẻ em, bây giờ là cháu mang theo hai người lớn”.
Người chủ khách sạn không biết nên đối đáp ra sao, đành đặt phòng cho gia đình cậu bé.
Cậu bé đã khéo léo sử dụng tư duy ngược để giải quyết tình huống.
3. Tư duy Tôn Tử
“Binh pháp Tôn Tử” là cuốn sách quân sự có ảnh hưởng và vang danh qua nhiều thế kỷ. Tác giả của nó là Tôn Vũ, cuốn sách được viết vào cuối thời Xuân Thu.
Tôn Vũ vốn là người nước Tề và xuất thân từ một gia đình quân nhân ở nước Tề. Sau đó, do nội bộ nước Tề hỗn loạn, ông đến nước Ngô, được vua Ngô Hạp Lư của nước Ngô phong làm tướng quân, đồng thời giúp vua Ngô giành được quyền bá chủ.
Cuốn sách tiết lộ các quy tắc cơ bản để giành chiến thắng trong các cuộc cạnh tranh. Một trong những tư tưởng nổi tiếng nhất, có thể gọi là tư duy Tôn Tử, nhấn mạnh “Biết địch biết ta”.
Tư duy này hàm ẩn hai cấp độ ý nghĩa. Một là hiểu mình; hai là hiểu người. Nói cách khác, dù muốn làm gì, nếu muốn làm tốt và thành công, cần phải rèn luyện bản thân ở hai khía cạnh. Chỉ khi đó bạn mới có thể đánh bại người khác và đạt được kết quả.
Tôn Tử nói: “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”.
Thời Tam Quốc, Tư Mã Ý là tấm gương điển hình cho tư duy này. Biết Tào Tháo là người lợi hại, dưới thời Tào Tháo, Tư Mã Ý luôn tỏ ra khiêm tốn, che giấu thực lực. Phải đến khi Tào Tháo qua đời, ông mới bộc lộ tài năng của mình. Biết Gia Cát Lượng là một kì tài quân sự, nếu đánh nhau trên chiến trường, bản thân nhất định không phải là đối thủ của Gia Cát Lượng. Vậy cho nên, khi giao chiến với Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý thường áp dụng chiến thuật “phòng thủ”.
4. Tư duy Napoléon
Napoléon là người Pháp, một trong những nhà chỉ huy quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử. Đặc điểm lớn nhất của ông là “vô cùng tự tin”.
Ông là người dám nghĩ dám làm, cũng là người cực kỳ tin tưởng vào bản thân và không dễ dàng bị lung lay bởi lời nói của người khác.
5. Tư duy Alexander Đại đế
Alexander Đại đế từng nói: “Núi không tới chỗ tôi, tôi sẽ đi tới đó”. Lối suy nghĩ này nhấn mạnh việc linh hoạt trong xử lý những công việc hàng ngày, không để bản thân bị ràng buộc bởi các quy tắc ban đầu.
Bất cứ ai đạt được những điều vĩ đại đều phải dám thử, dám đổi mới và dám chiết trung.
6. Tư duy Murphy
Bạn sợ chuyện gì, điều đó sẽ xảy ra.
Tư duy này nói với chúng ta rằng: Đừng lúc nào cũng ở trong trạng thái lo lắng, bất kể gặp phải chuyện gì cũng hãy luôn giữ một thái độ lạc quan. Không sợ hãi, không lo lắng.
Một điều nữa là những nỗ lực tích cực và sự cống hiến sẽ luôn mang lại kết quả, và bạn phải tin vào sức mạnh của niềm tin.
7. Tư duy Christopher Columbus
Christopher Columbus là một trong những nhà thám hiểm vĩ đại nhất của Thời đại Khám phá. Khi đó, Columbus cũng phải đối mặt với nhiều hoài nghi về chuyến hành trình của mình, nhưng ông đã chọn cách dũng cảm khi đối mặt với những tiếng nói này.
Lần đầu tiên ông đề xuất một lý thuyết địa lý mới cho rằng trái đất hình tròn và có thể đi từ phía tây sang phía đông. Những chuyến thám hiểm của ông đã thay đổi quan niệm địa lý của người châu Âu và thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa.
Trong khi di chuyển trên biển, ông đã gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện không tốt thời điểm đó. Ông thử thách bản thân với tinh thần kiên cường và không hề sợ hãi, sau cùng, ông trở thành một nhà hàng hải vĩ đại.
Cách tư duy của Columbus dạy chúng ta rằng trước những khó khăn, thử thách, chúng ta phải có dũng khí thử thách bản thân và vượt qua khó khăn.
Như người ta vẫn nói: Giải pháp, luôn nhiều hơn khó khăn
Ngàn dặm đường bắt đầu bằng một bước chân.
8. Tư duy Laconia
Súc tích mới là sự phong phú đích thực. Những điều đơn giản nhất lại là những thứ chứa đựng không gian tưởng tượng và phát triển lớn nhất, và cũng phù hợp với quy luật tư duy “Laconia” nhất.
Có một câu nói phổ biến trong cộng đồng đầu tư: Đơn giản là chính đạo.
Nó có nghĩa là chân lý vĩ đại thường cực kỳ đơn giản, đơn giản tới mức có thể giải thích chỉ trong một hoặc hai câu.
Nhiều sự thật sâu sắc thực sự có thể được giải thích một cách vô cùng đơn giản.
Chẳng hạn, những lý luận vĩ đại nhất đều đến từ “trực giác”. Trực giác là thứ đơn giản nhất.
9. Tư duy Ockham
Tư duy Ockham đề cập tới việc từ bỏ mọi vẻ bề ngoài phức tạp và đi thẳng vào bản chất của vấn đề.
Ockham cho rằng khi đối mặt với những vấn đề phức tạp, chúng ta phải mạnh dạn loại bỏ mọi vẻ bề ngoài phức tạp và đối mặt với bản chất thực sự của vấn đề, có như vậy ta mới có thể tìm ra hướng giải quyết vấn đề.
10. Tư duy Rockefeller
Rockefeller sinh ra ở Hoa Kỳ. Được mệnh danh là “Vua dầu mỏ”, ông là tỷ phú đầu tiên của nước Mỹ và là người giàu nhất thế giới thế kỷ 19.
Điều huyền thoại nhất về ông không chỉ là sự giàu có mà còn cả tư duy của ông.
Rockefeller từng nói: “Mỗi người đều là người thiết kế và kiến tạo nên số phận của mình. Trừ khi tự bạn bỏ cuộc, nếu không sẽ không có gì có thể hạ gục bạn”.
Tư duy của Rockefeller nhấn mạnh đến sự chủ động. Ông tin rằng may mắn có thể được tạo ra. Sự giàu có của ông dần dần đạt được nhờ may mắn và biết nắm bắt cơ hội kiếm tiền.
Trong kinh doanh, ông luôn cố gắng biến mọi thất bại thành cơ hội.
Tư duy của Rockefeller cho chúng ta biết: Khi đã đặt ra mục tiêu, chúng ta nên làm mọi cách có thể để biến thất bại thành cơ hội, thiết kế vận may, nhắm đến cơ hội kiếm tiền, kiên trì và không bao giờ bỏ cuộc.