– Đây là thứ rau ở rừng nhưng nhiều người thành phố muốn săn lùng vì ăn ngọt ngon lại tốt cho sức khỏe.
Loại rau này gọi là sau sắng, còn gọi là rau ngót rừng hay còn gọi cây mì chính. Dân gian nói rằng trước đây bộ đội đóng quân xa trong rừng hái rau này dùng thay cho mì chính để nâng khẩu vị thức ăn. Rau sắng hiện nay được bán tới 200.000 đồng/kg, hoa và lá rau có thể lên tới 350.000 đồng/kg. Rau sắng thường có ở những khu chùa Hương, Hà Nội, vùng núi đá Kim Bảng (Hà Nam), vườn quốc gia Xuân Sơn (Phú Thọ), Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn… Người dân thu hoạch những ngọn non từ cây thân gỗ cao 3-7m. Loại rau này bây giờ thành đặc sản được nhiều người săn lùng.
Rau sắng trở thành đặc sản được người thành phố săn lùng
Phân tích giá trị dinh dưỡng của rau sắng cho thấy chúng có chứa 82,4% là nước, 5,6-6,5% protein, 5,3-5,5% gluxit, 2,2% cellulose. Trong 100g rau chứa 0,23g lysen, 0,19g methionin, 0,08g tryptophan, 0,25g phenylanalin, 0,45g treonin, 0,22g valin, 0,26g leucin, 0,23g Isoleucin. Đây đều là các axit amino cần thiết cho cơ thể.
Rau sắng khi ăn có vị bùi, mát, có công dụng giải độc, thanh hiệt và lợi tiểu rất tốt cho người táo bón, người bị nhiệt, nóng trong. Rau sắng cũng là nhóm rau giàu chất xơ và các axit amin, lysine, caroten nên rất tốt cho phụ nữ sau sinh con, tránh sót nhau thai.
Rau sắng cũng được dùng để bồi bổ cho người mới ốm, phụ nữ sau sinh cần hồi sức.
Rau sắng giúp thanh nhiệt, giải độc do bia rượu. Cách dùng là lấy lá rau sắng giã ra vắt nước uống chỉ 1-2 lần hết triệu chứng.
Rau sắng còn tốt cho những người bị nổi mụn nhọt nóng trong. Cách dùng là lấy rau sắng nấu canh giúp tiêu độc, trị ho, hỗ trợ trị viêm phổi. Trường hợp trẻ bị tưa lưỡi lấy rau sắng giã nát, hòa với mật ong và dùng bông gạc thấm, chà lên lưỡi, họng.
Bạn có thể tham khảo những món ngon như rau sắng nấu canh (bò, heo, gà, tôm) tùy sở thích. Rau sắng rửa sạch vò mềm cho vào chế biến, nêm gia vị vừa ăn. Với món rau sắng xào thịt bò, cho tỏi bằm nhuyễn phi thơm, bỏ rau non vào xào đều sau đó trút thịt bò xào to lửa, ăn lúc vừa chín.
Tuy nhiên rau sắng cũng kỵ với một số đối tượng, như người đang có thai, người có đường ruột kém, hay đầy bụng khó tiêu cũng hạn chế ăn. Ngoài ra, rau sắng có tác dụng hạ huyết áp nên những người huyết áp thấp không nên ăn.