Chỉ mặt người đạo đức giả chỉ qua 1 câu nói, chuẩn hơn xem mặt

Những người đạo đức giả giống như thuốc độc, càng tiếp xúc với họ, chất lượng cuộc sống của bạn càng giảm sút. Bạn cần phải có một đôi tai tinh tế, đôi mắt tinh tường. Người càng đạo đức giả thì càng dễ nói ra ba câu này, đừng bao giờ đến gần họ.

Người xấu thực sự không đáng sợ, nhưng người tốt giả tạo mới đáng sợ.

‘Bạn rất đúng!’ – Câu nói cửa miệng của kẻ đạo đức giả

Tục ngữ có câu: “Vẽ hổ khó vẽ xương. Biết mặt người mà không biết tâm”.

Có một loại người nhìn thì hiền lành nhưng lại độc ác, trước mặt người khác nói ngọt ngào nhưng đằng sau lại nham hiểm. Nhiều người bề ngoài đánh giá cao bạn nhưng có thể họ đang có âm mưu không tốt.

Câu chuyện của Tiểu Mai (Trung Quốc) sau đây sẽ là lời cảnh tỉnh đối với bạn.

Tiểu Mai không bao giờ ngờ rằng mình sẽ bị sếp sa thải khi ngày nào cũng làm thêm giờ. Cách đây vài ngày, một đồng nghiệp mới chuyển đến phòng, khá nhiệt tình, tên là Thanh Thanh. Cô bé tỏ ra gần gũi, quan tâm Tiểu Mai, sẵn sàng lắng nghe mọi chuyện.

Vậy là Tiểu Mai dốc cạn lòng kể từ chuyện nhỏ tới chuyện lớn, thậm chí còn nói ra những điều không hài lòng với sếp, với đồng nghiệp khác. Mỗi lần như vậy, Thanh Thanh đều lắng nghe và tán dương: “Chị rất đúng!”, “Chị làm thế là tuyệt!”,….

Và chỉ không lâu sau, lãnh đạo tìm ra lý do để sa thải Tiểu Mai. Cô hoang mang đi hỏi các đồng nghiệp thì mọi người chia sẻ chính Thanh Thanh đã nói những điều không hay đến tai sếp.

Người thường chỉ trích bạn chắc chắn là người yêu thương bạn; người luôn khen ngợi bạn có thể là người làm hại bạn. Thế nhưng, mọi người đều thích nghe những điều tốt đẹp, đây là bản chất của con người.
Những kẻ xảo quyệt hiểu rõ điều này, nắm bắt nó và dựa vào những lời tán dương, khen ngợi để đến gần bạn, khiến bạn cảm thấy phấn chấn, dần trở nên kiêu ngạo. Trong giao tiếp hàng ngày, kiểu người này rất có thể làm bạn mù quáng, thậm chí tệ hơn là đâm sau lưng bạn. Vì thế, hãy tránh xa những người xu nịnh, tránh nói chuyện nông cạn để tránh rơi vào bẫy của những kẻ đạo đức giả đang giăng ra.

‘Tiền không thành vấn đề’ – Câu nói khoe mẽ

Xung quanh chúng ta luôn có một số người hay khoe khoang tiền bạc. Câu cửa miệng của họ là: “Tiền không thành vấn đề” kèm theo thái độ hợm hĩnh, coi thường người khác. Nhưng đến khi xảy ra vấn đề cần dùng đến tiền, họ sẽ lập tức biến mất hoặc tìm cách lảng tránh.

Nguyên tắc và tính cách của một người ẩn chứa trong thái độ của họ đối với tiền bạc. Trên thực tế, nói chuyện thẳng thắn về tiền bạc sẽ không làm tổn thương tình cảm và chính cách tiếp cận mơ hồ mới khiến người khác cảm thấy khó chịu.

Bạn cũng đừng mong chờ sự giúp đỡ của những người bạn luôn nói: “Tiền không thành vấn đề”. Sự thật kiểu người này không hỗ trợ được bạn lúc khó khăn. Họ giống như “thùng rỗng kêu to” vậy, chẳng đáng tin tưởng, cũng chẳng có giá trị.

Còn những người tốt thật sự sẽ ít khoe khoang, luôn khiêm tốn. Họ không có tư duy giải quyết mọi việc bằng tiền nên dĩ nhiên không đặt tiền lên hàng đầu. Khi bạn gặp khó khăn, chắc chắn họ sẽ ở bên hỗ trợ trong tầm khả năng. Họ là người tốt bụng, tử tế.

Người tốt sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn, chứ không nói những lời tầm phào vô nghĩa.

Người tốt sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn, chứ không nói những lời tầm phào vô nghĩa.

Sao keo kiệt vậy, nếu là tôi, tôi đã….

Đây là câu nói của những người giả vờ sống tử thế. Trong nhiều trường hợp, họ dùng những câu nói mang hàm ý phê phán đi kèm những triết lý để đi chỉ trích hành vi của người khác. Thế nhưng khi chuyện xảy ra với bản thân thì họ lại trở nên hẹp hòi, ích kỷ và làm ngược lại phát ngôn của mình trước đó.

Những người hay nói câu này thường hay nói đạo lý, tiếp đó là hạ bệ và coi thường người khác. Dù thích lôi lý lẽ ra phán xét người khác nhưng họ ít khi góp ý thẳng thắn với người được nói đến mà chỉ nói xấu sau lưng. Người hay nói những lời này thực chất là vì bản thân họ có tính đố kỵ, chẳng muốn ai hơn mình. Tuy nhiên, vì không có bản lĩnh nên họ chỉ dám nói sau lưng cho thỏa mãn lòng ghen tức.

Đây chính là kiểu người sống hai mặt. Bạn không nên kết giao với những kẻ tiểu nhân như vậy bởi biết đâu đến một ngày, bạn cũng có thể trở thành nhân vật chính trong những lời lẽ đạo lý của họ.