Thả 1 tép tỏi vào bồn cầu, điều kỳ diệu xảy ra, ai cũng tấm tắc khen hay

Việc thả 1 tép tỏi vào bồn cầu giúp chúng ta khử mùi bồn cầu cực hiệu quả.

Lợi ích của việc sử dụng tỏi trong việc khử mùi hôi của bồn cầu

Nhà vệ sinh thường là nơi ẩm ướt và mùi hôi thường xuất phát từ bồn cầu và cống thoát nước. Nếu không được dọn dẹp thường xuyên, mùi hôi có thể lan rộng và ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình.

Một trong những biện pháp giúp khử mùi hôi của nhà vệ sinh đó là sử dụng tỏi. Bạn có thể ném một tép tỏi vào trong bồn cầu để loại bỏ mùi hôi ở đó.
Nhà vệ sinh thường là nơi ẩm ướt và mùi hôi thường xuất phát từ bồn cầu và cống thoát nước.

Nhà vệ sinh thường là nơi ẩm ướt và mùi hôi thường xuất phát từ bồn cầu và cống thoát nước.

Tỏi chứa thành phần allicin – một chất tạo mùi và cũng là kháng sinh tự nhiên. Việc bỏ tỏi vào bồn cầu không chỉ giúp khử mùi hôi mà còn diệt khuẩn, giữ cho khu vực này sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh hơn.

Trước khi đi ngủ, bạn có thể bóc một tép tỏi, cắt vài đường trên để mùi hương tỏa ra mạnh mẽ hơn, sau đó bỏ vào bồn cầu và đậy nắp lại. Bạn cũng có thể băm nhỏ tỏi và hòa với một ít nước, sau đó đổ vào bồn cầu. Sáng hôm sau, chỉ cần nhấn nút xả nước là được. Cách này sẽ giúp mùi hôi ở bồn cầu biến mất. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên thực hiện biện pháp làm sạch bồn cầu này 2 lần/tuần.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên thực hiện biện pháp làm sạch bồn cầu này 2 lần/tuần.

Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên thực hiện biện pháp làm sạch bồn cầu này 2 lần/tuần.

Tóm lại, việc sử dụng tỏi là một phương pháp tự nhiên và hiệu quả để khử mùi hôi và giữ vệ sinh trong nhà vệ sinh. Tuy nhiên, bạn cũng không được quên vệ sinh và chà rửa bồn cầu định kỳ.

Một số cách làm sạch và khử mùi bồn cầu khác

Sử dụng giấm

Giấm không chỉ là một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp mà còn là một phương tiện hiệu quả để làm sạch đồ dùng trong nhà. Với tính axit, giấm có khả năng diệt khuẩn, khử nấm mốc và loại bỏ mầm bệnh, cũng như khử mùi hôi.

Đơn giản, bạn chỉ cần đổ giấm trực tiếp lên bề mặt bồn cầu và để nguyên ít nhất vài tiếng (tốt nhất là qua đêm) để giấm có thời gian phát huy tác dụng. Sau đó, dùng bàn chải chà sạch các cặn bẩn trên bề mặt và xả nước là xong.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đổ giấm vào một cái bát hoặc cốc nhỏ, để ở góc nhà vệ sinh. Điều này sẽ giúp khử mùi hôi và đuổi các loại côn trùng thường xuất hiện ở khu vực này.

Chanh

Chanh cũng có tính axit và tác dụng làm sạch, diệt khuẩn và khử mùi. Bạn có thể vắt 2-3 quả chanh lấy phần nước cốt và đổ lên bề mặt bồn cầu, để vài tiếng hoặc qua đêm. Sau đó, chải rửa bồn cầu một lần và nhấn nút xả nước để cuốn đi các cặn bẩn.

Muối

Muối không chỉ là một loại gia vị mà còn có tác dụng làm sạch rất tốt. Bạn có thể sử dụng muối để chà rửa đồ dùng trong nhà cũng như làm sạch bồn cầu và đường thoát nước.

Hãy đổ một ít muối vào bồn cầu hoặc miệng cống thoát nước trong nhà vệ sinh, sau đó đun sôi một nồi nước và đổ trực tiếp vào bồn cầu hoặc cống thoát. Muối cùng nước sôi sẽ giúp rửa trôi các chất bẩn bám và giảm mùi hôi. Đồng thời, nước sôi cũng giúp diệt các loại côn trùng nhỏ trong đường thoát nước.