Rong biển là nguyên liệu phổ biến trong các món ăn ở các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Bởi rong biển giúp bổ sung vitamin và khoáng chất vào chế độ ăn uống. Sử dụng rong biển thường xuyên có thể tăng cường sức khỏe và bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh lý. Dưới đây là 10 công dụng của rong biển đối với sức khỏe nói chung và sinh lý nam nói riêng.
1. Rong biển là gì?
Rong biển hay còn gọi là tảo bẹ, dùng để chỉ nhiều loài tảo và thực vật biển khác nhau có màu xanh lá, đỏ, nâu đen. Có hơn 800 loại rong biển, phổ biến là: Rong biển Nori, rong biển Wakame, rong biển Kombu, rong biển Hijiki… Chúng sống ở môi trường nước mặn và nước lợ, trên các rạn san hô, vách đá hoặc dưới tầng nước sâu ngoài đại dương.
Rong biển có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều khoáng chất và các nguyên tố vi lượng. Hàm lượng có thể khác nhau tùy theo từng loài và khu vực sinh sống. Về cơ bản, trong 100g rong biển sẽ chứa: 10g carbs, 2g protein, 1g chất béo, 180% RDI magie, 70% RDI magan, 20% RDI sắt, 70% RDI natri, 60% RDI canxi, 45% RDI kali, 50% RDI folate, 80% RDI vitamin K.
Bên cạnh đó, rong biển còn chứa một lượng nhỏ các acid béo Omega 3, Omega-6, các Vitamin A, B, C, E, Phosphor và Choline. Đặc biệt, các hợp chất Polysaccharide Sulfate trong rong biển được cho là mang lại lợi ích lớn cho sức khỏe.
2. Công dụng của rong biển đối với sức khỏe
Rong biển được nhiều người yêu thích không chỉ vì hương vị vừa lạ vừa thơm ngon mà còn do ăn rong biển tốt cho sức khỏe. Dưới đây là 10 công dụng tuyệt vời của rong biển.
2.1. Giảm Cholesterol trong máu
Các hoạt chất sinh học có trong rong biển sẽ giúp giảm Cholesterol trong máu, hạ huyết áp… Ngoài ra, rong biển còn chứa lượng alginate cũng như chất xơ cao giúp tăng cường chuyển hóa chất béo thành năng lượng.
2.2. Công dụng rong biển trong ngăn ngừa ung thư
Thành phần lignans có trong rong biển giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư. Đặc biệt nó có khả năng phòng chống bệnh ung thư vú hiệu quả. Do đó, đây là loại thực phẩm rất tốt cho phụ nữ.
2.3. Tăng khả năng miễn dịch
Chất chống oxy hóa trong rong biển giúp cơ thể nâng cao khả năng miễn dịch và tăng sức đề kháng. Đặc biệt, tảo Spirulina có hợp chất Selen, được biết đến là “vua” của các loại chất. Do đó, rong biển là loại thực phẩm cung cấp chất miễn dịch tốt cho cơ thể.
2.4. Tăng cường chức năng tuyến giáp
Dấu hiệu của việc thiếu i-ốt trong tuyến giáp là bệnh bướu cổ. Có tới 4% người bị bệnh bướu cổ trên thế giới là do thiếu muối i-ốt. Rong biển cung cấp lượng i-ốt dồi dào để phòng tránh tình trạng này. Từ đó nó giúp tăng cường hoạt động của tuyến giáp.
Rong biển có công dụng tăng cường chức năng tuyến giáp
2.5. Tác dụng của rong biển giúp làm đẹp da
Nhiều chị em thắc mắc rong biển có tác dụng gì với da mà mặt nạ tảo biển, viên uống tảo biển lại phổ biến đến vậy. Nguyên nhân là do rong biển chứa vitamin B1, B2, B3, B6 và B12. Chúng làm giảm các triệu chứng viêm và mạch máu lộ rõ trên da. Sử dụng rong biển sẽ chống lão hóa da, xóa mờ nếp nhăn, làm mờ các vết thâm nám, làm trắng da…
2.6. Chống viêm, giải độc
Một trong những công dụng rong biển ít người biết đó là chống viêm nhiễm cho cơ thể hiệu quả nhờ chất fucans. Một tác dụng của rong biển khô là làm nước ngâm giải độc bởi nó hút nước và các tạp chất qua da. Rong biển cũng bổ sung các khoáng chất như i-ốt và kali.
2.7. Công dụng rong biển giúp giảm đau đầu
Rong biển chứa hàm lượng magie dồi dào có tác dụng ngăn ngừa chứng đau nửa đầu hiệu quả. Nếu bạn hay người thân đang bị chứng đau nửa đầu thì đây là món ăn thật sự không nên bỏ qua.
2.8. Rong biển giúp giảm cân
Rong biển có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng vì chúng có nhiều chất xơ tạo cảm giác no lâu hơn. Chất xơ cũng giúp gia tăng sự trao đổi chất và tăng cường sức khỏe đường ruột. Ngoài ra, algiante có trong rong biển làm chậm sự hấp thụ chất béo đối với cơ thể.
Sử dụng rong biển cũng là một phương pháp để giảm cân hiệu quả
2.9. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Trên thực tế, rong biển từ lâu đã là một thành phần trong các loại thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa. Các nhà khoa học tại Đại học Newcastle đã nghiên cứu alginate, một chất có trong tảo biển nâu. Và thấy rằng nó có thể tăng cường chất nhầy trong ruột từ đó giúp bảo vệ thành ruột.
Alginate có trong rong biển cũng giúp làm chậm quá trình tiêu hóa khiến bạn cảm thấy no lâu hơn. Một nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy rong biển làm tăng vi khuẩn có lợi trong ruột. Tác dụng của rong biển với trẻ em là rất tốt cho hệ tiêu hóa dựa vào lượng chất xơ dồi dào, có DHA cùng các khoáng chất, vitamin.
2.10. Làm tăng ham muốn tình dục và khả năng sinh sản
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thành phần của nó có chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho việc sinh sản ở cả nữ giới và nam giới. Đặc biệt rong biển tốt cho sinh lý phái mạnh.
Đối với quý ông ăn rong biển có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu vì sao rong biển tốt cho sinh lý phái mạnh.
– Chứa kẽm và các loại axit amin giúp tăng cường sinh lý nam giới, tạo sự hứng phấn khi quan hệ. Nó cũng tăng số lượng và chất lượng tinh trùng
– Rong biển là thực phẩm giàu vitamin E giúp cho nam giới sản xuất tinh trùng khỏe mạnh. Do vitamin E chế ngự các gốc tự do trong màng tinh trùng mà các gốc tự do này kiểm soát các hoạt động tổng thể của các tuyến sinh dục.
– Tảo biển giúp cân bằng dinh dưỡng và tổng hợp các chất nội sinh, điều hòa sinh lý, giúp cho nam giới có một “sức mạnh” bền vững.
– Một trong những tác dụng của rong biển cần nhắc tới đó là bổ sung các chất dinh dưỡng tăng cường năng lượng cho cơ thể. Từ đó giúp nâng cao sức khỏe của nam giới.
3. Ai không nên dùng rong biển?
Dù công dụng rong biển là rất nhiều nhưng có những đối tượng không nên sử dụng rong biển.
– Người gặp phải các vấn đề về thận hay máu và đang sử dụng thuốc.
– Phụ nữ mang thai và cho con bú, người sắp phẫu thuật… cần tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi dùng rong biển dưới bất kỳ dạng nào
Phụ nữ mang thai trước khi sử dụng rong biển nên tham vấn ý kiến từ bác sĩ
4. Cách sơ chế và bảo quản rong biển
Để đảm bảo sử dụng rong biển một cách an toàn và hiệu quả cần chú ý tới sơ chế và bảo quản loại thực phẩm này.
4.1. Cách sơ chế rong biển
Cách tốt nhất để làm mềm rong biển tươi hoặc rong biển khô là bạn hãy ngâm vào nước trong khoảng 6 tiếng hoặc hơn.
– Với rong biển tươi, trước khi chế biến hãy luộc rong biển với một ít dấm. Đến khi rong biển mềm thì vớt ra ngâm trong nước lạnh. Để nguội rồi rửa lại sạch sẽ.
– Với rong biển khô, bạn nên hấp cách thủy rong biển trong khoảng nửa giờ hoặc lâu hơn. Sau đó ngâm với nước lạnh qua đêm.
Ngâm rong biển với nước trước khi chế biến
4.2. Bảo quản rong biển
– Đối với rong biển tươi: Bảo quản rong biển tươi bằng cách đóng gói và bỏ ngăn lạnh. Nếu đã sơ chế thì cho vào hộp và đậy kín lại rồi cho vào ngăn mát của tủ lạnh. Tuy nhiên, dù bảo quản tốt như thế nào thì đối với rong biển tươi bạn chỉ nên dùng một thời gian ngắn khi đã cất giữ trong tủ lạnh .
– Đối với rong biển sấy khô: chỉ cần để ở nơi khô ráo thoáng mát. Vì rong biển sấy khô thì đã qua quá trình sấy nên có thể cất giữ được lâu dài hơn.
– Đối với rong biển đã sấy khô đóng gói sẵn: Bạn nên sử dụng ngay sau khi tháo bao bì. Nếu dùng một lần không hết bạn nên dùng dây buộc kỹ lại để rong biển không bị hỏng.
5. Món ăn từ rong biển dành cho quý ông và gia đình
Dưới đây là món ăn từ rong biển tốt cho sinh lý phái mạnh cũng như tăng cường sức khỏe cho cả gia đình. Bạn có thể tham khảo để làm phong phú bữa cơm hàng ngày.
5.1. Rong biển rang muối
Vào thời gian rảnh dỗi, không có gì thú vị hơn việc nhâm nhi món rong biển khô giòn giòn dai dai, lại có vị mặn mặn cay cay.
Nguyên liệu:
– 300g rong biển.
– Mè trắng, dầu mè, muối, ớt bột.
Cách làm:
– Rong biển khô xé nhỏ, cho vào chảo cùng 2 muỗng canh dầu mè, đảo đều.
– Trong 1 chảo khác, cho mè trắng vào đảo đều cho thơm.
– Cho hỗn hợp mè trắng, muối, ớt bột vào chảo rong biển, đảo đều cho đến khi rong biển khô lại là được.
Rong biển rang muối giòn giòn dai dai, lại có vị mặn mặn cay cay
5.2. Salad rong biển
Thỉnh thoảng, chúng ta nên đổi thực đơn với những món nhiều chất xơ. Và salad rong biển là một sự lựa chọn hợp lý để làm món khai vị.
Nguyên liệu:
– 200g rong biển.
– 2 muỗng canh nước tương.
– 1 muỗng canh dầu mè.
– 1 muỗng cafe đường trắng, ớt bột.
– 1/2 muỗng cafe dấm.
– 2 muỗng canh mè trắng.
– 1 muỗng canh hành phi.
Cách làm:
– Rong biển rửa sạch, cắt thành sợi dài. Cho rong biển vào nổi nước, luộc nhanh khoảng 5 phút.
– Pha sốt trộn: Cho nước tương, dầu mè, đường trắng, ớt bột, giấm, hành phi vào chén, khuấy đều. Mè trắng rang qua cho thơm.
– Cho rong biển vào tô, rưới đều hỗn hợp nước tương đã pha vào, trộn đều.
– Cho gỏi rong biển ra đĩa, rắc mè trắng lên.
5.3. Cơm nắm rong biển
Món ăn phổ biến và đơn giản này chắc chắn ai đã từng xem phim Hàn sẽ đều biết. Hãy cùng bắt tay làm món cơm nắm được biến tấu theo kiểu Việt Nam nhé!
Nguyên liệu:
– 2 chén cơm.
– 3 miếng rong biển khô.
– 1 muỗng canh dầu ô liu.
– 1 muỗng cafe muối.
– 1 muỗng giấm.
– 1/2 muỗng cafe đường trắng.
Cách làm:
– Cắt nhỏ 2 miếng rong biển khô, miếng còn lại cắt thành hình chữ nhật chiều ngang khoảng 2cm. Sau đó trộn rong biển cắt nhỏ với cơm, dầu ô liu, giấm, đường, muối trong tô.
– Đeo bao tay giấy, dùng tay nắm chặt cơm trộn rong biển thành những hình tam giác, chú ý nắm càng chặt thì cơm càng ngon.
– Quấn 1 lớp rong biển bên ngoài.
Món ăn phổ biến tại Hàn Quốc được biến tấu lại theo phong cách Việt Nam
5.4. Cơm chiên rong biển
Đây là món ăn lạ miệng nhưng vô cùng đơn giản cho những hôm muốn thử món mới nhưng không có nhiều thời gian.
Nguyên liệu:
– 1 bát cơm.
– 1 quả trứng, 1 cây xúc xích.
– 1 lá rong biển, 20g kim chi cắt nhỏ.
– Muối, tiêu.
Cách làm:
– Cắt nhỏ rong biển và xúc xích.
– Nêm nếm muổi, tiêu vừa ăn rồi trộn tất cả các nguyên liệu.
– Nắm cơm thật chắc và ấn dẹt.
– Chiên giòn cơm trên chảo dầu nóng ở lửa to.
5.5. Trứng cuộn rong biển
Một món ăn cần ít nguyên liệu, không tốn thời gian nhưng rất bắt cơm thì trứng cuộn rong biển là sự lựa chọn hợp lý cho bữa ăn.
Nguyên liệu:
– Rong biển (loại dùng để cuộn cơm): 6 – 7 lá.
– Trứng gà: 4 – 5 trái.
– Phô mai mazzarella.
– Gia vị: nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu.
Cách làm:
– Đập trứng vào tô, thêm nước mắm, hạt nêm và hạt tiêu, đánh tan đều.
– Sau đó, tiến hành chiên trứng. Dải đều trứng trên bề mặt chảo, đặt lá rong biển lên trên, tiếp đến là lát phô mai, khéo léo cuộn trứng lại. Chiên với lửa nhỏ khoảng 3 – 4 phút, thấy trứng chín vàng đều là hoàn thành.
– Lần lượt làm như trên cho tới khi hết trứng và rong biển.
Trứng cuộn rong biển đơn giản nhưng vô cùng bắt cơm
5.6. Chè đậu xanh rong biển
Không chỉ chế biến được đồ mặn mà rong biển có thể nấu thành món chè độc đáo. Hãy thử làm ngay món chè đậu xanh rong biển tươi mát ngọt lịm cho một ngày dài nhé.
Nguyên liệu:
– 300g đậu xanh.
– 30g rong biển.
– 200g đường trắng.
– 1/2 muỗng cafe muối.
2 ống vani.
Cách làm:
– Đậu xanh ngâm nước ấm trong tô khoảng 30 phút.
– Cho đậu xanh vào nồi cùng 500ml nước, nấu chín mềm, nhỏ lửa. Cho đường trắng, muối, vani vào, khuấy đều rồi nấu thêm 5 phút nữa.
– Múc chè ra chén, để nguội. Ăn ngon hơn khi cho vào tủ lạnh.
5.7. Nước sâm rong biển
Nước sâm rong biển giúp thanh nhiệt, giải độc và phòng ngừa tình trạng tích nhiệt trong cơ thể là câu trả lời cho nhiều thắc mắc của chị em về việc uống nước rong biển có tác dụng gì?
Nguyên liệu:
– 100g rong biển.
– 10g thục địa.
– 5 lá dứa.
– 1 muỗng cafe vani.
– 60g đường phèn.
Cách làm:
– Rong biển rửa sạch, cho vào nồi cùng thục địa và 2 lít nước, nấu
– Cho lá dứa vào cùng, đậy nắp nồi lại, nấu thêm khoảng 6 phút nữa.
– Lọc hỗn hợp lấy nước, để nguội, cho đường phèn và vani vào khuấy đều. Ngon hơn khi dùng lạnh.
Nước sâm rong biển thanh mát, ngọt dịu tốt cho sức khỏe
6. Những lưu ý khi sử dụng rong biển
Trong quá trình sử dụng, cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Tuy rong biển có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng ăn nhiều rong biển có tốt không? Như đã chia sẻ, rong biển chứa nhiều i-ốt. nếu ăn quá nhiều sẽ làm dư thừa i-ốt. Hơn nữa, lượng carbohydrat và chất xơ lớn cũng khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều, gây đầy bụng, khó tiêu.
– Ăn ít để đề phòng nguy cơ bị nhiễm một số kim loại độc. Điều này phụ thuộc vào nguồn gốc của rong biển và khả năng chuyển hóa kim loại nặng ở mỗi người.
– Rong biển rất thích hợp ăn kèm với tôm. Do tôm có tác dụng bổ sung Canxi, khi kết hợp 2 thực phẩm này còn có thể phòng ngừa ung thư dạ dày, ung thư đại tràng.
– Rong biển không nên ăn chung với quả hồng, trà, trái cây ngâm chua vì sẽ sinh ra hợp chất kết tinh khó tan, khiến cho dạ dày, đường ruột không khỏe. Huyết heo và cam thảo cũng nên tránh dùng chung với rong biển vì dẫn đến táo bón. Ngoài ra, các thực phẩm có tính kiềm như lòng đỏ trứng, phô mai, xúc xích, thịt bò, bánh mì, tiểu mạch… tốt nhất cũng không nên chế biến cùng rong biển.