Tại sao mâm cỗ ngày Tết có thể thiếu mọi thứ, không thể thiếu Bánh Chưng và Gà luộc? Ai không biết quá phí

Ý nghĩa bánh chưng bánh dày ngày Tết Nguyên Đán

Theo như truyền thuyết xa xưa ấy, chiếc bánh chưng, bánh dày gói ghém trong đó cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước thời bấy giờ. Bánh chưng được gói bên ngoài của chiếc bánh chưng là lá dong gói có sẵn trong tự nhiên, bên trong được chế biến từ gạo nếp, đậu xanh, hành, thịt heo,… đều là những nguyên liệu nấu ăn truyền thống của dân tộc.

Chính vì vậy bánh chưng, bánh dày xuất hiện vào ngày Tết để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người. Bên cạnh đó, chiếc bánh chưng còn tượng trương cho trời tròn còn đất vuông. Bởi vậy, trong mâm cỗ ngày Tết truyền thống luôn có bánh chưng và bánh tép (bánh chưng dài) thể hiện cho trời và đất.

Khi đất trời giao thoa hòa hợp thì con người ở giữa cũng sẽ phát triển tốt và có thể có cuộc sống hưng thịnh, viên mãn thái bình. Chính vì ý nghĩa này nên ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam chúng ta dù ở vùng miền nào cũng không thể thiếu bánh chưng được. Bởi không có bánh chưng là không có Tết và thấy bánh chưng chính là thấy Tết đang về.

banh-chung-mien-bac-thuong-goi-bang-la-gi-1

Vì sao trên mâm cỗ ngày Tết luôn có thịt gà luộc?

Món thịt gà luộc là món ăn quen thuộc nhất với người dân Việt Nam chúng ta. Phải nói rằng xỗ nào cũng có thịt gà. Và trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc món thịt gà luộc làm món không bao giờ có thể bỏ đi trên mâm cỗ.

Theo quan niệm của ông bà ta thì trong 12 con giáp, gà là biểu tượng cho sự cương trực và mạnh mẽ. Còn trong văn học, gà lại được cho là loài sở hữu 5 đức tính lớn: Văn, Võ, Dũng, Nhân, Tín.

Không những vậy, theo sách chiêm tinh, mỗi ngày trong 8 ngày đầu năm mới thuộc về một con giống. Gà thuộc ngày mồng 1 Tết, vậy nên cỗ cúng không thể thiếu gà được!

Bên cạnh đó, có truyền thuyết kể lại rằng, từ khi Ngọc Hoàng mới tạo ra cuộc sống dưới hạ giới, Người đã sai 10 mặt trời ngày đêm chiếu sáng sấy khô mặt đất. Nhưng đất đã khô nứt nẻ rồi mà Ngọc Hoàng quên không thu Mặt trời lại, khiến con người và cây cỏ khốn đốn vì nắng hạn.

images2432468_1

Khi ấy, một chàng dũng sĩ đã giương tên bắn rụng liên tiếp 9 Mặt trời. Mặt trời cuối cùng sợ quá bay tít lên cao và trốn “biệt tăm biệt tích”. Mặt đất lại trở nên lạnh lẽo tối tăm. Con người và loài vật rủ nhau đi gọi Mặt trời nhưng chẳng ai thành công. Và cuối cùng, chỉ có gà trống khoẻ mạnh cất tiếng gáy vang lừng khiến Mặt trời tò mò ngó xuống. Vậy là một lần nữa, mặt đất lại được chiếu sáng bởi ánh mặt trời.

Nước ta là một đất nước theo truyền thống nông nghiệp, người nông dân cần mưa thuận gió hòa bởi vậy biểu tượng con trâu và con gà trở thành một nét văn hoá đi liền với tín ngưỡng tôn sùng Mặt trời của nghề trồng lúa nước.

Ngày nay, nhiều gia đình Việt không còn làm nông, câu chuyện gà gọi Mặt trời cũng không được nhiều người biết đến nữa. Tuy nhiên, phong tục sử dụng gà trên mâm cỗ thì vẫn được lưu truyền cho tới giờ. Và hình tượng con gà trống trên mâm cỗ cúng cổ truyền không bao giờ có thể mất đi, bởi nó chính là nét văn hóa ngàn đời để lại