Hình thành cho mình 2 “thói quen” này, người thật thà sẽ không bao giờ phải chịu thiệt

Hình thành cho mình 2 “thói quen” này, người thật thà sẽ không bao giờ phải chịu thiệt

Trong cuộc sống, ai cũng hi vọng bạn bè với nhau có thể chơi với nhau một cách đơn giản, thoải mái chứ không phải suốt ngày ngồi đó mà phỏng đoán phức tạp lẫn nhau.

Chỉ khi, suy nghĩ trở nên đơn giản thì cuộc sống của chúng ta mới bớt đi một phần phiền não, trở nên thoải mái và dễ chịu hơn.

Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều người thật thà thiếu đi tâm lý phòng ngừa nhất định, nếu gặp nhầm người, họ sẽ rất dễ bị mắc lừa, chịu thiệt thòi. Vậy là, vì không muốn phải nhận lấy những tổn thương mà mọi người đều không ai muốn làm một “người thật thà”.

Những người thật thà có rất nhiều ưu điểm, nếu chỉ vì không muốn chịu thiệt mà lựa chọn một phương thức đối nhân xử thế khác, vậy thì chẳng khác nào bạn đang kìm nén tiếng lòng của mình, và cũng chẳng thể có tìm được cảm giác hạnh phúc.

Có câu “đi một ngày đàng học một sàng khôn”, đối với người thật thà mà nói, trong đối nhân cử thế, hình thành cho mình hai thói quen này sẽ giúp bạn đỡ phải chịu thiệt, từ đó sống ung dung, tự tại hơn.
Hình thành cho mình 2 thói quen này, người thật thà sẽ không bao giờ phải chịu thiệt - Ảnh 1.

Thói quen 1: Phàm là chuyện gì cũng “để ý” một chút

Đối nhân xử thế, lựa chọn làm một người thật thà không có nghĩa là chúng ta không được có cái tâm phòng bị.

Nên biết rằng, tính cách khác nhau, môi trường sống khác nhau sẽ tạo nên những con người khác nhau.

Đối với những người thật thà mà nói, bạn cần phải hiểu một đạo lý rằng nhân cách của mỗi người là khác nhau, vì vậy, sự lương thiện của chúng ta cũng cần phải được đặt vào đúng chỗ.

Gặp được bạn bè thực sự, chúng ta có thể vui vẻ, hào phóng, mở rộng lòng mình, chén chú chén anh, dốc bầu tâm sự, cảm nhận niềm vui và hạnh phúc mà các mối quan hệ xã hội tốt đẹp đem lại.

Tuy nhiên, nếu đối phương không đối đãi với bạn thật lòng, thậm chí lợi dụng sự lương thiện của bạn, vậy thì đối với những người như vậy, bạn cũng không cần phải lương thiện lại với họ.

Vì vậy, trong giao tiếp xã hội, hãy học cách hình thành cho mình thói quen “để ý” nhiều hơn một chút, đừng quá tin tưởng tất cả mọi người, cho rằng ai cũng là người tốt, lòng thiện lương là không thể thiếu nhưng tâm phòng người cũng không thể không có, học cách phân biệt đâu là “bạn” và đâu là “bè”, đâu mới là người đáng để ta đối xử thật lòng.

Đặc biệt có một vài người, khi họ đưa ra cho bạn những yêu cầu vượt quá giới hạn, bạn nhất định không được đồng ý ngay lập tức, nên dừng lại một chút, suy nghĩ một vài giây, sau đó mới đưa ra câu trả lời thích hợp.

Cần phải biết rằng, đôi khi khi đối phương nhờ bạn giúp đỡ, bạn hoàn toàn không có nghĩa vụ nhất định phải giúp đỡ họ, giúp họ là tình nghĩa, không giúp họ là hiển nhiên, giúp hay không giúp, phải xem đối phương có đáng để giúp hay không.

Thói quen hai: Học cách từ chối

Đối với nhiều người mà nói, khi người khác mở lời muốn bạn giúp đỡ, bạn sẽ rất “ngại” từ chối.

Còn đối với người thật thà, từ chối người khác chẳng khác nào bảo họ hái sao trên trời, vì vậy, ngay cả khi cảm thấy đối phương cũng không hẳn là “bạn”, họ cũng tặc lưỡi đã giúp thì giúp cho tới cùng.

Kết quả, bạn lãng phí thời gian, sức lực thậm chí đánh đổi những việc khác lại chỉ đổi lại được sự thờ ơ của đối phương, kết quả lại càng khiến mình mệt thêm.

Thật ra, dám từ chối người khác cũng là một biểu hiện của sự trưởng thành.

Cần phải biết rằng, sức lực và thời gian của mỗi người là có hạn, không thể nào ai nhờ gì cũng làm. Chúng ta không nhất thiết phải làm một người hoàn hảo, làm chuyện gì thấy xứng đáng với lương tâm của mình là đủ rồi.

Trong giao tiếp xã hội, gặp người mà mình không thích, gặp chuyện mà mình không muốn làm, đặc biệt là những người thật thà, hãy dứt khoát từ chối, có vậy bạn mới không phải chịu thiệt thòi.

Đôi khi, từ chối cũng là một loại trí tuệ. Đối mặt với những yêu cầu không hợp lý, đừng ngại ngần từ chối, đừng để đối phương cứ trông thấy bạn là “được nước lấn tới”, việc gì càng khó thì càng phải tập làm.

Trong cuộc sống, dùng thái độ thành thật, trung thực đi đối xử với người khác có thể giúp bạn có được sự tin tưởng của mọi người, nhưng, thật thà không đồng nghĩa với “ngu ngốc”, hãy luôn tỉnh táo để phân biệt được đâu là chân thành và giả dối.

Đối với những người thật lòng với bạn, hãy thật lòng với họ, còn đối với những người giả dối, hãy dứt khoát từ chối, nhớ rằng “có đi có lại”, ai đối xử với bạn như nào, đừng ngần ngại đối xử với họ lại như vậy!

Đau mà thật: Khi cha mẹ lần lượt qua đời, bạn đến tuổi trung niên sẽ nhận ra 4 sự thật này

Khi cha mẹ qua đời bạn sẽ phải đối mặt với những sự thật vô cùng đau lòng.

Sau khi bố mẹ bạn ra đi, người bạn yêu thương nhất đã không còn trên đời này nữa

Nỗi buồn lớn nhất trong đời này chính là m:ất đi người mình yêu thương nhất. Cha mẹ chính là những người yêu thương chúng ta nhất ở trên đời, tình yêu, sự quan tâm của cha mẹ khiến con cái cảm thấy vô cùng ấm áp, an toàn.

Khi cha mẹ qua đời, chúng ta chẳng còn cảm nhận được tình thương của họ nữa, đó là điều cực kỳ đáng buồn vô cùng.

Cái c:h:ế:t của cha mẹ nghĩa là chúng ta m:ất đi chỗ dựa vững chắc duy nhất, đồng thời chúng ta cũng phải tự mình đối mặt với mọi thứ trong cuộc sống này.

Đây là một bước ngoặt cực kỳ khó khăn, chúng ta cần điều chỉnh lại tâm lý, học cách chịu trách nhiệm và đối mặt với những thử thách lớn ở trong cuộc sống.

cha-me-qua-doi4

Cái c:h:ế:t của cha mẹ như là một viên thiên thạch đã cào xước cuộc sống hạnh phúc của chúng ta, khiến chúng ta đau đớn không ngừng. Chúng ta sẽ đấu tranh trong đau buồn, lang thang trong khao khát và tìm kiếm phương hướng trong bối rối.

Sau cái c:h:ế:t của cha mẹ chúng ta cần phải học cách trở nên mạnh mẽ, dũng cảm đối mặt với cuộc sống này. Hãy luôn sống với tấm lòng biết ơn, ghi nhớ công sức của cha mẹ. Hãy trân trọng những người xung quanh bạn và trân trọng từng ngày trong cuộc sống của bạn.

Cha mẹ m:ất đi, anh chị em xa cách và ngày càng ít liên lạc

Cha mẹ chính là sợi dây gắn kết giữa anh chị em. Sau cái c:h:ế:t của cha mẹ thì mối quan hệ giữa anh chị em cũng sẽ rạn nứt đi.

cha-me-qua-doi

Ca mẹ chính là cầu nối giữa anh chị em. Nếu cha mẹ m:ất đi rồi anh chị em cũng m:ất đi sự hỗ trợ chung và bắt đầu ít liên lạc, hỏi thăm nhau.

Sự xa cách của anh chị em là còn nhiều nguyên nhân, một số anh chị em ít dành thời gian cho anh chị em là bởi họ bận việc, nhưng cũng có những lý do khác khiến mối quan hệ tự nhiên nhạt dần đi.

Một số anh chị em có mâu thuẫn vì các vấn đề như tính cách, sở thích dẫn đến ghẻ lạnh.

Sự ra đi của cha mẹ như là làn sóng lạnh lẽo thổi bay đi hơi ấm giữa anh chị em. Mối quan hệ giữa họ như những người xa lạ, thiếu đi sự gần gủi, yêu thương.

co-nhan4

Anh chị em nên hiểu nhau, bao dung nhau và trân trọng tình cảm của nhau. Cần phải giao tiếp nhiều hơn để nâng cao tình cảm.

Sau khi cha mẹ tôi qua đời, tôi cảm thấy cái c:h:ế:t đang dần đến gần và tôi cảm thấy sợ hãi hơn một chút

Cái c:h:ế:t của cha mẹ khiến chúng ta dần ý thức được sự tồn tại của cái c:h:ế:t. Cha mẹ chính là người thân thiết của chúng ta và cái c:h:ế:t của họ khiến chúng ta ý thức được sự tồn tại của cái c:h:ế:t. Chúng ta bắt đầu suy ghĩ về ý nghĩa của cuộc sống và câu hỏi cuối cùng về cái c:h:ế:t.

Sau khi cha mẹ m:ất đi, nó như là thanh kiếm sắc bén xuyên qua hàng rào phòng thủ của chúng và để bóng tối bao trùm trái tim chúng ta. Chúng ta phải học cách chấp nhận sự tồn tại của cái c:h:ế:t và không sợ hãi nó. Hãy trân trọng cuộc sống và sống tốt.