Ôtô phải đi thế nào khi nông dân chiếm đường phơi lúa? Đi ngược chiều trường hợp này có bị phạt không?

Vào mùa gặt nông dân phơi rơm rạ, thóc, nông sản trên đường rất nhiều gây cản trở giao thông. Trưởng hợp như trong video, người dân địa phương rải lúa phơi sát tới vạch kẻ phân cách giữa hai làn đường, lái xe buộc phải lấn làn đi ngược chiều để đi qua đoạn đường này. Không ít lần lái xe phải đối đầu trực tiếp với các phương tiện đi đúng chiều khá nguy hiểm.

Theo nghị định 100/2019 về xử ph:ạt vi phạm giao thông, hành vi phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ sẽ bị ph:ạt 100.000-200.000 đồng với cá nhân và 200.000-400.000 đồng với tổ chức. Mức ph:ạt này phải chăng còn quá thấp? Thiệt hại gây ra từ những lần phơi lúa, rơm, rạ là rất lớn. Có xe còn bị rơm quấn vào gầm gây cháy xe.

Tài xế không thể đè lên lúa của người dân để đi. Vậy chỉ còn cách đi sang làn ngược chiều. Trong tình huống này lái xe đi hẳn sang làn ngược chiều có bị ph:ạt ?

Tài xế không còn lựa chọn nào khác nên để không chèn lên lúa của người dân thì phải đi ngược chiều.

Với câu hỏi Ôtô phải đi thế nào khi người dân chiếm đường phơi lúa?, dưới góc độ luật về hành vi này như sau:

Theo quy định tại Nghị định 100/2019 về xử ph:ạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, ph:ạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.

Căn cứ theo quy định trên, phải hiểu hành vi đi ngược chiều bao gồm: đi ngược chiều của đường một chiều và đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.

Tuy nhiên, trong tình huống video, đoạn đường lái xe đang chạy không phải đường một chiều và cũng không có biển “Cấm đi ngược chiều”. Do đó, lái xe không bị ph:ạt lỗi đi ngược chiều.

Mặt khác, luật Giao thông đường bộ quy định người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. Trong video, đoạn đường xe chạy là đường hai chiều (đường có cả hai chiều đi và chiều về trên cùng một phần đường xe chạy). Căn cứ quy định này thì người lái xe phải điều khiển xe đi bên phải chiều đi của mình, đi đúng phần đường. Trường hợp này, vì tránh vật cản là thóc, lúa, rơm, rạ, … nên lái xe đi không đúng phần đường nên có thể bị xử ph:ạt .

Tuy nhiên, cũng theo nghị định 100/2019 thì hành vi phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ sẽ bị xử ph:ạt . Như vậy, nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm của lái xe là từ hành vi vi phạm của người khác. Pháp luật cũng chưa có quy định giải quyết đối với tình huống này.

Do đó, trường hợp này, cơ quan chức năng cũng cần xem xét kỹ lưỡng khi quyết định xử ph:ạt lái xe để hợp tình, hợp lý. Bên cạnh đó, để ngăn ngừa các tình huống t.ai n.ạn giao thông đối với trường hợp này, lái xe cũng cần tuân thủ đúng các quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn… để có thể xử lý tình huống không may xảy ra.

Ngoài ra, các lực lượng chức năng cũng cần tuyên truyền, kiểm tra, xử ph:ạt nghiêm minh các hành vi phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ để đảm bảo an toàn giao thông.

Vạch kẻ trắng liền sát vỉa hè để làm gì? Biết kẻo mất tiền oan

Nếu vạch ở bên trái sát dải phân cách trên cao tốc, sẽ giúp tài xế giới hạn được bánh xe của mình khi chạy tốc độ cao. Nếu đánh lái bánh xe vượt qua vạch thì rủi ro xe bị đâm vào dải phân cách sẽ rất cao.

Khi tham gia giao thông dễ dàng nhận thấy có vạch kẻ trắng liền sát vỉa hè. Nhưng ý nghĩa của vạch kẻ trắng liền sát vỉa hè không phải ai cũng biết.

1. Vạch kẻ đường là gì?

Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe. Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông.

Vạch kẻ đường

Vạch kẻ đường

Vạch kẻ đường bao gồm các loại vạch, chữ viết, hình vẽ ở trên mặt đường xe chạy, trên thành vỉa hè, trên các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường để quy định trật tự giao thông, khổ giới hạn của các công trình giao thông, chỉ hướng đi của làn đường xe chạy.

Đối với đường cao tốc, đường có tốc độ thiết kế lớn hơn hoặc bằng 60km/h và các đường có tốc độ V(85) từ 80 km/h trở lên, vạch kẻ đường phải có vật liệu phản quan.

2. Vạch kẻ trắng liền sát vỉa hè

Vạch kẻ trắng liền sát vỉa hè thường được sử dụng để đánh dấu ranh giới giữa lòng đường và vỉa hè. Các vạch này có một số mục đích chính:

  • An Toàn Giao Thông: Vạch kẻ trắng giúp tạo ra một ranh giới rõ ràng giữa phần đường xe cộ và vỉa hè, giúp tài xế nhận biết và giữ khoảng cách an toàn khi lái xe.
  • Hướng Dẫn Lưu Thông: Các vạch kẻ trắng thường được sử dụng để hướng dẫn lưu thông giao thông, đặc biệt là ở các điểm giao cắt hoặc đường cong của đường, giúp tạo ra một luồng giao thông ổn định và an toàn.
  • Phân Biệt Chức Năng: Vạch kẻ trắng có thể giúp phân biệt chức năng của phần đường và vỉa hè, giúp người đi bộ nhận biết được khu vực an toàn để đi bộ và giúp người lái xe nhận biết rõ ràng ranh giới giữa phần đường và vỉa hè.
  • Än Nhiên Đô Thị: Sự hiện diện của các vạch kẻ trắng có thể giúp tạo ra một môi trường đô thị gọn gàng và sạch sẽ, đồng thời cũng làm đẹp hơn không gian xung quanh.
  • Nếu vạch ở bên trái sát dải phân cách trên cao tốc, sẽ giúp tài xế giới hạn được bánh xe của mình khi chạy tốc độ cao. Nếu đánh lái bánh xe vượt qua vạch thì rủi ro xe bị đâm vào dải phân cách sẽ rất cao.

Nhiều người cho rằng, vạch liền trắng như trong ảnh trên là để cấm dừng, đỗ, nhưng đây là ý kiến không chính xác. Không có văn bản luật nào tại Việt Nam quy định điều này. Vạch 3.1 không có tác dụng cấm dừng, đỗ. Ở tuyến phố cấm dừng, đỗ sẽ có biển báo rõ ràng.

  • Tóm lại, vạch kẻ trắng liền sát vỉa hè đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn giao thông và tạo ra một môi trường đô thị an lành và sắp xếp.