Cục nóng ở ngoài trời có cần phải che chắn hay không? Nhiều người không biết

Trong thời tiết mưa giớ liên tục, cục nóng ở ngoài trời có cần phải che chắn hay không? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này nhé.

Cục nóng điều hòa để ngoài trời có cần che chắn mưa gió: Thợ lâu năm giải đáp

Cục nóng điều hòa để ngoài trời có cần che chắn mưa gió?

Điều hòa thường có 2 bộ phận chính là cục nóng và cục lạnh. Cục lạnh được lắp trong nhà còn cục lạnh thường được lắp đặt ở ngoài trời.

Cục nóng của điều hòa có nhiệm vụ chuyển hơi nóng từ trong phòng ra ngoài môi trường. Nói đơn giản, nó có tác dụng tản nhiệt.

Khi lắp cục nóng ở ngoài trời, nhiều người không biết có cần phải che nắng che mưa cho thiết bị hay không?

cuc-nong-dieu-hoa-01

Nhiều người cho rằng cục nóng điều hòa lắp ở ngoài trời nếu không được che chắn nắng mưa thì sẽ gặp trục trặc, ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị.

Trên thực tế, cục nóng điều hòa đã được các nhà sản xuất thiết kế để chịu được một số điều kiện thời tiết nhất định. Theo chuyên viên kỹ thuật về máy lạnh và điều hòa của một trung tâm điện máy lớn, cục nóng điều hòa được chế tạo để chịu được mưa, thậm chí là một lượng mưa lớn. Do đó, nó không dễ bị hỏng khi gặp mưa. Tuy nhiên, người dùng cần chú ý đến vị trí lắp đặt. Không nên lắp cục nóng điều hòa ở vị trí quá thấp, gần mặt đất để tránh hiện tượng ngập nước khiến điều hòa không hoạt động được.

Việc che chắn cục nóng điều hòa quá kín sẽ khiến khả năng làm lạnh bên trong giảm đi rõ rệt, thiết bị cũng sẽ tiêu tốn nhiều điện năng hơn.

cuc-nong-dieu-hoa-04

Nên tạo không gia thông thoáng xung quanh cục nóng để thiết bị có thể tỏa nhiệt tốt, không khí lưu thông nhanh, ngăn hơi ẩm bị giữ lại, tránh làm hư hỏng các bộ phận quan trọng bên trong.

Nên lắp cục nóng ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Ngoài ra, có thể thiết kế thêm mái che riêng để hạn chế tác động của môi trường bên ngoài tới thiết bị.

Không dùng bất cứ vật gì che đậy kín dàn nóng, chỉ có thể làm mái che hạn chế nắng mưa tạt vào và vẫn phải đảm bảo không gian xung quanh thông thoáng để thiết bị có thể tỏa nhiệt.

Một số sai lầm cần tránh khi lắp cục nóng điều hòa

Không lắp sát mặt đất

cuc-nong-dieu-hoa-03

Như đã nói ở trên, cục nóng điều hòa không nên lắp sát mặt đất để tránh tình trạng ngập nước khiến thiết bị không thể hoạt động.

Không lắp cục nóng ở trong nhà

Nhiều người cẩn thận lắp cục nóng ở trong nhà. Tuy nhiên đây là sai lầm. Cục nóng vận chuyển hơi nóng từ trong phòng ra ngoài. Nếu lắp trong nhà thì không khí trong nhà sẽ nóng lên và việc làm mát trong phòng cũng không đạt hiệu quả như mong muốn.

Đặt cục nóng cao hơn cục lạnh

Khi lắp đặt điều hòa, nếu để cục nóng cao hơn cục lạnh, khí ga bên trong sẽ bay hơi hết, dầu đọng lại và có nguy cơ chảy ngược vào dàn lạnh. Khi đó, hoạt động của điều hòa sẽ bị ảnh hưởng.

Trường hợp lắp cục nóng cao hơn cục lạnh thì phải lắp thêm hệ thống bẫy dầu bằng cách uốn đường ống dẫn dầu hình chữ U để ngăn dầu chảy từ đường ống sang dàn lạnh.

Để cục nóng ở nơi có gió mạnh

Empty

Nên để cục nóng ở nơi có thoáng mát. Tuy nhiên, cũng nên tránh những nơi có gió thổi trực tiếp vì nó có thể tạo ra lực ép lớn với quạt của thiết bị, khiến máy hoạt động không hiệu quả, làm tiêu hao nhiều điện năng.

Cần chọn nên có gió thổi ngang qua (gió thổi vuông góc với mặt bên của thiết bị). Khi đó, gió sẽ thổi hơi nóng đi, giúp tản nhiệt tốt hơn.

 

Xào thịt gà thêm 1 nắm lá này vào: Từng miếng thịt gà săn chắc, thơm nức mũi vị ngọt tự nhiên

Từng miếng thịt gà săn chắc, thơm mùi lá gừng và sả cùng vị ngọt tự nhiên của thịt khiến món ăn trở nên vô cùng lôi cuốn, hấp dẫn.

1. Gà rang lá gừng

Nguyên liệu:

Thịt gà ta: nửa con (700gr)

Lá gừng, sả, ớt, hạt tiêu, gừng củ

Gia vị: bột canh, mì chính, nước mắm hoặc nước tương.
Gà rang lá gừng

Gà rang lá gừng

Cách thực hiện:

Thịt gà làm sạch, chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.

Lá gừng rửa sạch, cắt khúc. Gừng củ, sả, ớt thái nhỏ.

Ướp thịt gà cùng với gừng, sả, ớt băm nhỏ. Thêm vào một chút gia vị, bột canh, mì chính, nước mắm, hạt tiêu rồi trộn đều để trong vòng 30 phút cho thịt gà ngấm gia vị (vì gia vị chính của món này là lá gừng nên các bạn không cho quá nhiều gừng củ và sả).

Bạn bắc nồi lên bếp, cho một ít dầu ăn vào đun nóng rồi trút thịt gà vào đảo đều. Đậy vung lại, vặn nhỏ lửa ở mức nhỏ để thịt gà chín . Thi thoảng nên mở vung đảo đều. Đun tới khi gà chín thì cho lá gừng vào đảo vài cái rồi tắt bếp.

Bày món gà rang lá gừng ra đĩa và cùng gia đình thưởng thức nhé.

2. Cách nấu canh gà lá gừng

Nguyên liệu:

  • 1 con gà mái ta (khoảng 1,3kg)
  • 1 nhánh gừng
  • 1 bó lá gừng non
  • 3 – 4 củ hành khô
  • Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm, hạt tiêu (hoặc hạt dổi càng thơm), bột nghệ (tùy chọn)

Nguyên liệu nấu canh gà lá gừng

Nguyên liệu nấu canh gà lá gừng

 Sơ chế

  • Gừng củ băm nhỏ, hành khô băm nhỏ. Lá gừng non rửa sạch, thái nhỏ.
  • Gà làm sạch, chà xát chanh và muối hạt khử mùi, rửa sạch, để ráo, chặt miếng vừa ăn. Phần cổ, cánh và chân gà luộc riêng lấy nước dùng nấu canh.

Tẩm ướp

  • Phần thịt gà ướp với 2 thìa cà phê nước mắm, 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê hạt nêm cùng gừng băm nhỏ. Để ướp trong 15 – 20 phút cho thấm vị.

Chế biến

  • Phi thơm hành khô, cho thịt gà đã ướp vào đảo đều tay, thêm chút bột nghệ nếu muốn lên màu vàng đẹp mắt (tùy chọn). Sau đó, úp vung nồi lại, đun trên lửa vừa khoảng 2 – 3 phút cho nước tiết ra từ thịt gà giúp cho thịt săn lại. Cho phần nước luộc gà (từ cổ, cánh, chân) vào xâm xấp bề mặt, đun sôi, hớt bỏ bọt. Chú ý căn lượng nước cho vào canh vừa đủ người ăn. Nếu nhiều quá thì món canh bị loãng, giảm mất vị ngọt tự nhiên.
  • Sau khoảng 20 – 25 phút, nêm nếm lại gia vị mắm, muối, hạt nêm cho vừa miệng. Khi nước canh gà chuyển màu vàng óng tiết ra từ mỡ gà, quyện mùi thơm của gừng, vị ngọt tự nhiên thì cho lá gừng non vào đảo đều, rắc chút hạt tiêu (hoặc có hạt dổi càng thơm ngon) cho đậm đà. Tắt bếp, múc ra thưởng thức nóng.
  • Yêu cầu thành phẩm: Thịt gà bên ngoài da vẫn giòn dai, thịt bên trong mềm ngọt, trong ống xương tủy còn hơi hồng là đạt yêu cầu. Nước canh sóng sánh ánh vàng, dậy mùi thơm đặc trưng từ gừng, lá gừng non rất hấp dẫn.

Canh gà rang lá gừng

Canh gà rang lá gừng

Chú ý:

  • Nên chọn gà đồi, gà dò (loại gà mái bắt đầu nhảy ổ, gà trống mới đạp mái) thì thịt thơm ngon. Không nên dùng gà già vì thịt dai, khô.
  • Chỉ xào săn thịt thì cho nước dùng gà hoặc nước sôi vào. Không nên xào lâu quá sẽ bị cứng thịt).
  • Gừng theo Đông y có vị cay, tính ấm, có tác dụng chữa cảm mạo, phong hàn, nhức đầu, hoa mắt, giải độc, kích thích tiêu hóa… thịt gà có vị ngọt, tính ấm, giúp ôn trung khí ích, bổ tinh tủy. Canh gà lá gừng tốt cho người ốm vì vừa kích thích vị giác ăn ngon miệng hơn, vừa giúp giải cảm và bồi bổ sức khỏe.
  • Tùy theo đặc trưng và khẩu vị mỗi vùng miền, mà món canh gà lá gừng có những biến tấu khác nhau. Ở Nghệ An thì thêm hành tăm, nước cốt nghệ khi nấu thành món có tên gọi xáo gà cũng rất ngon.

Chúc các bạn thành công!