1Giới thiệu về cây củ ấu
Củ ấu có tên gọi khác như ấu nước, ấu trụi, lãng thực… Củ ấu có tên khoa học là Trapa bicornis, là loại cây thủy sinh và thuộc loại thực vật chi Trapa.
Củ ấu trên thực tế là “quả” nhưng lại được gọi tên là “củ” vì phần quả ấu được phát triển ở dưới nước, cho đến khi già thì quả mới rụng và tự vùi mình xuống bùn nên mới được gọi là củ ấu.
Giới thiệu về cây củ ấu
Củ ấu có thân ngắn và có lông. Thông thường, củ ấu có 2 sừng và độ dài các sừng dài khoảng 2cm, ở đầu sừng còn có hình mũi tên. Trong củ ấu có chứa một loại hạt mà trong hạt đó có chứa phần bột trắng và có thể ăn được.
Củ ấu thường mọc ở các đầm trên mọi miền đất nước. Củ ấu thường được trồng bằng chồi, hạt giống. Mùa hoa của trái ấu vào khoảng độ tháng 5 – tháng 6 nên mùa trái sẽ tầm tháng 7 đến tháng 8 hàng năm.
2Thành phần dinh dưỡng có trong củ ấu
Theo các nghiên cứu khoa học, trong củ ấu có khoảng 49% hàm lượng là tinh bột chiếm và 10,3% là protein. Theo một số tài liệu có ghi chép, trong 100g củ ấu chín có 0.1g chất béo, 4.5g Albumin, 0.19g vitamin B1, 19.7g chất đường các loại, 1.5mg PP, 13mg C,0.06g vitamin B2, 0.7mg sắt, 19mg Mn, 7mg Ca, 93mg P.
Ngoài ra còn một số chất như AH13, chất xơ, vitamin các loại như vitamin B và vitamin C có nhiều công dụng đối với sức khỏe.
3Công dụng của củ ấu
Củ ấu có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Trong đó, hợp chất AH13 được biết đến như chất được dùng để hỗ trợ điều trị chống bệnh ung thư.
Củ ấu tốt cho tiêu hóa
Chất xơ giúp thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn probiotic, hỗ trợ sản sinh enzyme tiêu hoá đối với đường ruột.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Chất xơ giúp thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn probiotic, hỗ trợ sản sinh enzyme tiêu hoá đối với đường ruột.
Củ ấu giúp chắc khỏe xương
Magie và mangan có chứa trong củ ấu hỗ trợ sản xuất enzyme cải thiện tình trạng stress, chất kẽm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và kali giúp cải thiện tình trạng huyết áp và tim mạch hiệu quả. Canxi và photpho trong củ ấu giúp bổ sung máu cho những người bị thiếu máu, đồng thời giúp xương chắc khỏe hơn.
Giúp xương chắc khỏe
Củ ấu giúp cải thiện mệt mỏi và stress
Magie và mangan có chứa trong củ ấu hỗ trợ sản xuất enzyme cải thiện tình trạng stress, chất kẽm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và kali giúp cải thiện tình trạng huyết áp và tim mạch hiệu quả.
Củ ấu tăng cường sức đề kháng
Iot có trong củ ấu có tác dụng ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tuyến giáp và bệnh bướu cổ. Ngoài ra, hàm lượng vitamin B và vitamin C có tác dụng cải thiện và tăng cường sức đề kháng.
Ngoài ra, củ ấu còn có công dụng trị say rượu, giải độc rượu cho người say xỉn. Đồng thời, trị các chứng bệnh về đau đầu, cảm sốt hay ăn uống khó tiêu.
4Một số bài thuốc chữa bệnh từ củ ấu
Chữa viêm loét dạ dày
Bài thuốc trị viêm loét dạ dày
Cho các nguyên liệu theo tỷ lệ sau, gồm: 30g thịt củ ấu, 16g hoài sơn, 16g táo đỏ, 10g bạch cập và 100g gạo nếp vào nồi và thêm một lượng nước vừa phải để nấu cháo. Khi ăn thì kết hợp cùng với mật ong, trộn đều lên.
Bạn nên thực hiện ăn cháo liên tục trong vòng 7 ngày để thấy được hiệu quả trị viêm loét dạ dày nhé!
Trị mụn nhọt ở trẻ nhỏ
Trị nhọt ở trẻ em
Dùng củ ấu đốt thành than cùng với chu sa và băng phiến nghiền bột. Sau đó, trộn hỗn hợp với nước sôi để nguội. Dùng hỗn hợp bôi lên chỗ mụn nhọt hàng ngày. Đồng thời kết hợp nấu cháo từ ruột củ ấu cho trẻ ăn để tăng thêm hiệu quả.
Chữa mệt mỏi, mất ngủ
Chữa mệt mỏi, mất ngủ
Dùng khoảng 50g thịt củ ấu đem sắc thuốc với 20g địa cốt, 10g câu kỷ tử, cùng với cam thảo và hoàng cầm thành một bát. Sau đó sử dụng ngày 2 lần và liên tục trong vòng 1 tuần sẽ thấy chứng mất ngủ, mệt mỏi được xua tan đấy!
5Củ ấu chế biến món gì ngon?
Sử dụng củ ấu tươi trực tiếp
Trong trường hợp bị say nắng, say nóng hoặc sốt và mất nước thì bạn nên dùng trực tiếp củ ấu với lượng vừa phải. Nên rửa sạch và bỏ vỏ trước khi ăn.
Củ ấu tươi
Siro củ ấu
Dùng khoảng 250 gam củ ấu đem rửa sạch và mang đi nấu trong khoảng 1 giờ, sau đó lọc lấy nước và bỏ thêm vào một lượng đường. Tiếp tục đun sôi lại và chia phần nước đã hoàn thành làm 2 lần uống trong ngày.
Hỗn hợp siro có hiệu quả với các trường hợp kinh nguyệt ra quá nhiều, huyết nhiệt, hoặc có triệu chứng đau rát hậu môn, trĩ xuất huyết.
Củ ấu luộc
Dùng khoảng 150g củ ấu đã già đem rửa sạch và luộc chín. Sau đó, bạn bóc vỏ và ăn 2 lần trong ngày. Sử dụng củ ấu đã được luộc chín sẽ giúp bạn trị tiêu chảy, tỳ hư và bị mất sức, mệt mỏi.
Sườn hầm củ ấu
Sườn hầm mềm thơm, ngọt và dễ ăn kết hợp cùng củ ấu béo bùi tự nhiên sẽ là món canh phù hợp để bồi bổ cho cả gia đình.