Làm hành muối ngày Tết chỉ cần làm theo cách này hành muối trắng giòn ăn không bị hăng, không thâm đen

Một lọ dưa hành muối sẽ giúp cân bằng vị, chống ngấy trong mâm cỗ nhiều thịt mỡ, bánh chưng ngày Tết. Dưới đây là công thức làm hành muối đúng chuẩn cho ngày Tết.

1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
hanh-muosi-3

– Hành củ: 1kg

– Nước mắm: 1 bát

– Đường: 4 muỗng

– Giấm: 1 bát

– Muối: 2 muỗng

– Ớt: 2 quả

– Nước vo gạo

2. Quy trình muối hành ngon cho ngày Tết
hanh-muosi-2

Bước 1: Làm giảm độ hăng của hành 

Hành mua về bạn hãy ngâm vào nước vo gạo để qua đêm. Hòa 20g muối với 1,5 lít nước. Cắt rễ hành, bóc vỏ, ngâm qua nước muối, sẽ khử được mùi hăng và làm hành giòn ngon hơn, trắng hơn. Sau đó, đổ hành ra rổ cho ráo nước.

Bước 2: Làm nước muối hành

Bạn pha hỗn hợp nước mắm để muối hành như sau: 1 bát nước mắm,  4 muỗng đường, 1 bát giấm và 1,5 bát nước vào rồi  khuấy đều cho tan đường. Sau khi tan đường, bạn cho hỗn hợp này vào một chiếc nồi nhỏ và đun sôi, sau đó để nguội.

Bước 3: Vệ sinh dụng cụ đựng

Hũ đựng hành muối bạn đem rửa sạch rồi lau kỹ cho thật khô ráo. Tránh để hũ còn đọng nước lã, bởi chúng sẽ khiến hành dễ bị nổi váng, ủng và không được ngon.

Bước 4: Muối hành
hanh-muosi-4

Đổ toàn bộ hành củ vào hũ. Sau đó, đổ hỗn hợp nước mắm đường đã để nguội vào đầy hũ sao cho hành được ngập trong nước.

Dùng nắp đậy kín hũ muối hành lại và bảo quản ở nơi thoáng mát, lưu ý là phải ngập toàn bộ hành bằng vật nặng nén xuống. Với loại hành hơi non, chỉ 4-5 ngày là ăn được. Còn hành già hơn thì trời ấm, dưa hành để 1 tuần đến 10 ngày là dùng được. Nếu trời lạnh, có thể lâu hơn. Bạn có thể ăn ghém hành muối hoặc dùng làm gia vị cho món ăn khác. Khi ăn bạn nên sử dụng dụng cụ sạch để gắp dưa hành, tránh khuấy trộn nhiều dễ tạo lớp màng trắng, sẽ không bảo quản được lâu.

3. Bí kíp muối dưa hành thành công
hanh-muosi-1

– Bạn cần phải chú ý ngay từ khâu chọn hành. Nên chọn những củ nhỏ, vừa ăn. Không nên chọn những của quá to vì như vậy hành sẽ lâu chín. Nên chọn hành tươi để muối.

– Khi cắt rễ, bạn nên khéo tay không cắt sâu vào trong thân hành tránh làm cho hành muối bị hỏng.

– Bạn nên chọn mua loại giấm gạo ngon, tránh sử dụng các loại giấm nhân tạo, giấm công nghiệp sẽ làm món dưa hành bị chua gắt, không ngon.

– Để muối dưa ngon bạn lưu ý canh lượng muối, đường vừa đủ. Nếu cho không đủ muối dưa sẽ không lên men được. Còn cho dư muối, đường, dưa bị mặn hoặc ngọt quá rất khó ăn.

– Dùng nước ấm muối dưa, dưa sẽ chua nhanh hơn. Bạn cũng có thể đem hũ dưa phơi ngoài nắng dưa sẽ nhanh lên men hơn.

– Để dưa muối không bị nổi bọt trắng trong quá trình lên men, bạn nên tiệt trùng và lau thật khô hủ thủy tinh trước khi muối để dưa muối không bị nổi bọt trắng.

– Nên dùng miếng nhựa chắn dưa muối (hoặc que tre) đè lên để phần hành ngập trong nước muối như vậy hành sẽ được lên men đều.

– Khi ăn bạn nên sử dụng dụng cụ sạch để gắp dưa ra, tránh khuấy trộn vì dưa sẽ tạo bọt trắng nhanh hỏng.

– Nếu sử dụng không hết bạn có thể để hũ dưa hành muối vào ngăn mát tủ lạnh để giảm tốc độ lên men của dưa hành muối.

Cách làm hành muối như trên thực sự không quá phức tạp, ai cũng có thể làm được để món ăn ngày Tết thêm tròn vị.

xem thêm;

Rán bánh chưng không cần dùng dầu mỡ: Cho thứ này vào rán, vỏ bánh giòn rụm, không sợ ngấy

Để có món bánh chưng rán giòn tan mà không cần dầu mỡ, bạn hãy làm cách sau đây.

Rán bánh chưng bằng nước

Bước 1: Bóc, cắt nhỏ bánh ra

Bước 2: Đổ nước lọc xăm xắp

Bước 3: Bật bếp đun ở nhiệt độ khoảng 160 độ, tới khi hết nước, giảm xuống còn 120 độ rồi rán vàng 2 mặt.

Bước 4: Xong xuôi, để bánh ra đĩa và thưởng thức

Thành quả là bạn có đĩa bánh chưng rán giòn tan mà không cần dầu mỡ. Món này ăn nóng cùng kim chi hoặc dưa hành thì thật tuyệt.

Tuy nhiên, để có món bánh chưng rán nước đúng yêu cầu thì bạn cần có cháo chống dính thật tốt và thời gian dư dả do phải đợi hơi lâu chờ cạn nước.

Bật mí cách làm cho đỡ sốt ruột là nên hẹn giờ rồi đi làm việc khác sau đó quay lại kiểm tra là được.

Bánh chưng rán giấy bạc

Lót giấy bạc

Khi nhiệt độ nồi đạt đủ nóng, bạn lót một lớp giấy bạc phía dưới để thời gian chiên nhanh hơn, bánh nhanh nóng, bên cạnh đó cũng tránh việc mỡ trong bánh chảy xuống nồi, khiến việc lau chùi gặp khó khăn. Tiếp đó, bạn xếp bánh vào nồi, nhớ dàn đều bánh, tốt nhất là nên chiên làm nhiều mẻ, mỗi mẻ chỉ nên để vừa một lớp trong đáy nồi, không nên xếp nhiều bánh chồng lên nhau.

Xịt dầu ăn

Đây không phải là bước bắt buộc bởi bánh chưng cũng có phần mỡ của nhân bánh. Tuy nhiên, nếu thích ăn bánh mềm, hơi béo, bạn có thể xịt hoặc quết một lớp dầu ăn mỏng lên mặt bánh.

Chiên bánh

Nhiệt độ nên để 180 độ C, thời gian khoảng 10-15 phút. Với những miếng bánh dày, bạn nên chia làm hai lần để lật mặt bánh cho chín đều. Tùy công suất nồi nên không có thời gian cố định, bạn có thể điều chỉnh thời gian phù hợp để bánh không bị cháy.

Bánh chưng, bánh tét rán bằng nồi chiên không dầu có mùi vị ngon không kém chiên bằng chảo, vỏ giòn, thơm, nhân chín đều, lại không mỡ.

3 cách ăn bánh chưng không lo tích mỡ

Chỉ ăn bánh chưng vào ban ngày

Vì bánh chưng được làm từ gạo nếp nên nếu ăn nhiều có thể gây khó tiêu. Do đó, không nên ăn bánh chưng vào buổi tối.

Đặc biệt là không ăn bánh chưng rán buổi tối vì bánh chưng rán ngấm nhiều dầu mỡ, ăn vào sẽ gây tăng cân, tích tụ mỡ bụng và không tốt cho người bệnh cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh thận, người bị bệnh lý dạ dày,…

Ăn kèm với rau xanh và hoa quả

Do chứa lượng tinh bột cao nhưng lại ít chất xơ nên tỉ lệ dinh dưỡng trong bánh chưng chưa cân đối. Vì vậy khi ăn bánh chưng bạn nên ăn kèm thêm rau, củ quả để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất. Rau xanh và hoa quả chứa nhiều chất xơ giúp thúc đẩy thực phẩm tiêu hóa nhanh hơn nên không lo tích tụ mỡ thừa. Cách ăn này cũng giúp cơ thể no lâu, giảm thiểu nhu cầu ăn uống.

Bạn cũng có thể ăn bánh chưng kèm với dưa góp, hành muối sẽ kích thích tiêu hóa, giúp không bị đầy bụng.

Ăn 1 miếng bánh chưng, giảm 1 bát cơm

Khi ăn bánh chưng bạn vẫn nên bổ sung thêm cá, thịt với lượng vừa phải. Nên hấp, luộc thay vì chiên, rán để giúp chuyển hóa bột đường được nhanh hơn và không bị ngán. Ngoài ra, khi ăn 1 miếng bánh chưng bạn nên bớt 1 bát cơm so với thông thường. Như vậy sẽ không lo bị tăng cân nhiều.

Những người không nên ăn bánh chưng

Người bị bệnh tiểu đường

Bánh chưng vốn là món ăn giàu năng lượng, có đầy đủ đường, đạm, béo, vitamin, chất khoáng. Do đó, người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều vì sẽ gây tăng đường huyết, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Người bị đau dạ dày

Trong bánh chưng có gạo nếp và đỗ xanh, đây là 2 nguyên liệu thực phẩm có thể gây ra những cơn đầy bụng, ợ chua, khó tiêu. Vì vậy, những người có tiền sử đau dạ dày không nên ăn loại bánh này nếu không muốn tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

Người béo phì

Là loại bánh được làm từ các nguyên liệu giàu chất béo và dinh dưỡng, nên không phải ai cũng có thể thưởng thức món bánh tuyệt ngon này, trong đó có người tiền sử béo phì.

Theo các chuyên gia, những ai đang trong tình trạng thừa cân, béo phì nên hạn chế ăn bánh chưng để đảm bảo sức khỏe, tránh để tích lũy thêm mỡ thừa.

Người hay bị mụn nhọt

Thành phần của bánh chưng chủ yếu là gạo nếp, có tính nóng, những người hay bị mọc mụn, nhọt cũng nên cân nhắc khi ăn loại bánh này.

Người cao huyết áp

Trong mỗi chiếc bánh chưng truyền thống đều phải đảm bảo đủ vỏ và nhân, vỏ bằng gạo nếp, nhân làm bằng đỗ và thịt lợn mỡ.

Do vậy, những người cao huyết áp khi ăn loại bánh có nhiều mỡ này sẽ làm tăng tiết axit dịch vị, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Người bị bệnh tim mạch

Như đã nói ở trên, bánh chưng rất giàu dinh dưỡng và là một nguồn năng lượng dồi dào, trên 200kcal/100g, loại bánh này cũng cung cấp cả thực vật, động vật và chất béo.

Bởi vậy, những người tiền sử bệnh tim mạch không nên ăn bánh chưng, vì sẽ khiến cơ thể tích lũy nhiều chất béo, ảnh hưởng xấu tới tim mạch.

Người bị bệnh thận

Do là loại thực phẩm giàu năng lượng, nhiều chất béo, nên những bệnh nhân bị bệnh thận không nên ăn loại bánh này để tránh bị rối loạn mỡ máu, gây tăng mỡ máu và các vấn đề về thận.

Ngoài ra, bánh chưng cũng là món ăn được liệt kê vào số những món có chứa nhiều muối, ảnh hướng xấu tới những người đang mắc bệnh thận.

Theo các chuyên gia, khi ăn bánh chưng người dân nên ăn kèm với rau xanh, củ quả để tránh bị nóng và khó tiêu.

Ngoài ra, những người bị bệnh mãn tính cũng tuyệt đối không nên ăn bánh chưng, có thể kể như: Người bị mỡ máu không nên ăn bánh chưng mặn, người bị tiểu đường không ăn bánh chưng ngọt và không nên ăn bánh chưng nguội đối với những người có chức năng tỳ vị không tốt.