Cách bảo quản trứng tươi lâu, gần nửa năm vẫn nguyên dinh dưỡng: Không cần cho vào tủ lạnh

Bạn có thể tham khảo cách bảo quản trứng gà được lâu và cách nhận biết trứng bị hỏng của những người nội trợ thông thái.

Trứng là một loại thức ăn bổ dưỡng, giá thành rẻ, đặc biệt bảo quản được trong thời gian dài nên được nhiều người dự trữ trong nhà. Ngoài cách cho trứng vào tủ lạnh, còn có nhiều cách bảo quản trứng dễ dàng và lâu dài khi chưa thể sử dụng hết. Bạn có thể tham khảo cách bảo quản trứng gà được lâu và cách nhận biết trứng bị hỏng của những người nội trợ thông thái.

Bảo quản trứng dùng trấu hoặc mùn cưa

Trấu khô và mùn cưa sẽ giúp bảo quản trứng gà hoặc trứng vịt lên đến vài tháng với cách làm vô cùng đơn giản.

Bạn chỉ cần cho một lớp trấu hoặc mùn cưa vào thùng xốp, đặt trứng gà vào rồi tiếp tục rắc thêm trấu/mùn cưa cho đến khi phủ kín mặt trứng. Bạn cứ làm xen kẽ như vậy cho đến khi hết trứng, sau đó, đậy kín và đặt thùng ở nơi thoáng mát và sử dụng dần.

Quét/phết dầu ăn lên vỏ trứng
cach-bao-quan-trung-2
Một cách bảo quản trứng cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần phết một lớp dầu thực vật như dầu mè, dầu dừa, dầu đậu nành,… thật mỏng lên vỏ trứng là có thể dễ dàng bảo quản chúng. Tuy nhiên, cách làm này sẽ hiệu quả hơn nếu bạn để trứng ở nhiệt độ từ 25 – 32 độ C và sử dụng trứng trong vòng một tháng.

Đặt trứng trong bã trà

Nếu không có sẵn mùn cưa hay trấu khô ở nhà, bạn có thể sử dụng một nguyên liệu dễ tìm hơn chính là bã trà. Với cách thực hiện tương tự như khi làm với mùn cưa hay trấu phía trên, bạn có thể dễ dàng bảo quản trứng lên đến 2 – 3 tháng bằng bã trà.

Bọc trứng trong giấy báo

Khi bảo quản trứng trong giấy báo, bạn nên làm sạch bề mặt trứng bằng khăn giấy ướt và vo mềm giấy báo. Sau đó, bọc trứng nhẹ nhàng trong giấy báo và đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát là được. Ngoài ra, bạn có thể đặt trứng đã bọc giấy báo trong tủ lạnh thì càng tốt.

Bảo quản trứng trong tủ lạnh
cach-bao-quan-trung-1
Bảo quản trứng trong tủ lạnh luôn là một cách làm được các bà nội trợ chọn lựa vì tiện lợi và nhanh chóng. Tuy nhiên, để trứng được bảo quản một cách tốt nhất, bạn nên tuân thủ các điều sau:

+ Lau sạch trứng trước khi bảo quản

Để loại bỏ các vết bẩn có thể mang vi khuẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trước khi bỏ trứng vào tủ, bạn lau sạch trứng bằng khăn mềm, đã thấm ướt lau sạch vỏ trứng.

+ Giữ đầu to quay lên trên

Khi cho trứng vào vỉ, bạn nên xoay đầu nhỏ xuống dưới, để đầu to lên trên vì sẽ giúp lòng đỏ trứng không bị trôi nổi, dễ dàng sử dụng trứng được lâu hơn.

+ Sử dụng khay chuyên dụng

Để bảo quản trứng dễ dàng, bạn để trứng đã lau sạch, dựng đúng đầu trong hộp carton, hộp đựng thực phẩm hoặc các hộp chuyên dụng và cho vào trong ngăn mát tủ lạnh.

+ Không để trứng ở cửa tủ lạnh

Cánh cửa tủ lạnh là vị trí có nhiệt độ thường xuyên bị thay đổi, điều này sẽ dẫn đến trứng nhanh bị hỏng. Bạn nên đặt trứng vào sâu bên trong tủ hoặc trong các ngăn chứa thực phẩm.

+ Trứng chỉ có thể bảo quản trong tủ lạnh từ lúc bạn đặt trứng vào tủ là từ 3 – 5 tuần. Lưu ý thời gian để tránh sử dụng trứng đã để quá lâu nhé!

+ Nếu trứng đã được bảo quản trong tủ lạnh thì bạn không nên lấy ra và để lâu ở môi trường ngoài, sau đó lại bỏ lại vào tủ. Việc này sẽ làm trứng bị hư vì các hạt nước do tỏa hơi đọng trên vỏ trứng sẽ thấm vào và khiến trứng mau hỏng hơn.

Cách nhận biết trứng bị hỏng
cach-bao-quan-trung-3
Thời gian tối đa để bạn bảo quản trứng trong tủ lạnh là từ 3 – 5 tuần. Khi lấy trứng ra khỏi tủ lạnh, bạn nên sử dụng ngay trong vòng 2 tiếng để tránh làm trứng bị hỏng.

Để kiểm tra trứng có bị hỏng hay không, bạn chuẩn bị một cốc nước lạnh đầy, cho trứng vào cốc rồi bắt đầu quan sát:

– Trứng tươi: trứng chìm xuống và nằm yên ở đáy cốc.

– Trứng hơi cũ (1 tuần): trứng nằm dưới đáy và hơi bồng bềnh trên mặt nước.

– Trứng cũ (3 tuần): trứng giữ thăng bằng với đầu nhọn quay xuống dưới và đầu to quay lên.

– Trứng bị hỏng: trứng nổi hẳn trên mặt nước.

Ngưỡng mộ ý chí quật cường của nam sinh nghèo: Ngày đi học, đêm đi bốc vác mong viết tiếp ước mơ

“Mẹ ơi con muốn đi học thì mẹ có cố gắng nuôi con được không?”, cậu học trò nghèo Lê Văn Phúc (H.Thanh Chương, Nghệ An) nói với mẹ, khiến bà rơi nước mắt vì không biết lấy đâu ra tiền để cho con học tiếp.

Gia cảnh ngặt nghèo

Lê Văn Phúc là học sinh lớp 12A6 Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân (TT.Thanh Chương, H.Thanh Chương), có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Mẹ Phúc là bà Hoàng Thị Tám (47 tuổi), chia sẻ gia đình bà là hộ nghèo, lại gặp nhiều biến cố trong cuộc sống. Bà có hai con trai là Lê Văn Trường (22 tuổi) và Lê Văn Phúc, trong đó Trường bị bệnh động kinh từ nhỏ.

“Lúc sinh ra cháu hoàn toàn bình thường, nhưng sau một lần bị ngã, cháu bị di chứng chấn động não. Hiện cháu cứ điên điên, dại dại, thỉnh thoảng lại lên cơn co giật và còn đánh đập mọi người xung quanh”, bà Tám buồn rầu kể.

Bà Tám đã lặn lội đưa Trường đi điều trị từ Nam ra Bắc, nên gia đình rơi vào tình cảnh kiệt quệ. Hiện Trường vẫn phải duy trì thuốc thường xuyên với chi phí hơn 2 triệu đồng/tháng, bởi nếu ngừng thuốc anh lại lên cơn điên dại. Trong khi đó, hai vợ chồng bà đều làm công nhân bốc vác theo thời vụ tại nhà máy sản xuất sắn ở H.Thanh Chương, với thu nhập chỉ từ 1 – 3 triệu đồng/tháng/người.

Nghị lực mùa thi: Ngày đi học, đêm đi bốc vác mong viết tiếp ước mơ - Ảnh 1.

Lê Văn Phúc khát khao được đi học để sau này có tiền phụ giúp gia đình

Không chỉ vậy, vào năm 2022 một tai họa lại ập đến. Khi chồng bà đang ngồi chờ bốc vác ở nhà máy thì đống tinh bột sắn đổ ập vào người, đẩy ông vào băng chuyền đang hoạt động, khiến ông bị dập nát chân phải. Ông được đưa đi cấp cứu, điều trị ở bệnh viện tỉnh mất hơn 6 tháng, tốn 134 triệu đồng. Số tiền này bà Tám được anh em, bạn bè và cộng đồng quyên góp hỗ trợ.

“Mẹ có cố gắng nuôi con được không ?”

Gia cảnh khó khăn nhưng Phúc rất hiếu học, kết quả học tập luôn đứng nhất, nhì lớp và em chỉ có một mong ước là được học đại học. Thương mẹ vất vả nên ngày đi học, đêm Phúc lại đi bốc vác ở chợ đầu mối TP.Vinh (Nghệ An) để có tiền trang trải cho gia đình.

“Em học bài đến 22 giờ và từ đó đến 1 – 2 giờ sáng hôm sau thì đi bốc vác ở chợ, ai thuê việc gì làm việc đó. Mỗi buổi, tùy vào lượng công việc, em được trả công 100.000 – 200.000 đồng, nhưng việc cũng không có đều nên mỗi tháng em chỉ kiếm được hơn 1 triệu đồng”, Phúc chia sẻ.

Vì lao động vất vả, Phúc gầy gò và xanh rớt. Em cao 1,72 m nhưng chỉ nặng có 47 kg và thường xuyên bị thiếu máu. “Gia cảnh nhà tôi như rứa (thế – PV) nên không nuôi cháu được đầy đủ. Bữa cơm chỉ có rau thôi, thức ăn thì không có tiền mua, ai cho gì ăn nấy”, bà Tám nghẹn ngào kể.

“Cháu ngoan lắm, nhưng quá vất vả. Cháu đi làm thêm nhưng giấu tôi, không dám nói”, bà Tám ứa nước mắt nói. Rồi bà khóc nghẹn khi kể có lúc Phúc bị anh mình cầm sào đập chảy máu đầu khi anh lên cơn dại. “Hôm ấy, Phúc vừa đi học về thì gặp đúng lúc anh lên cơn nên bị anh đập vào đầu chảy máu. Vậy nhưng hắn không bao giờ giận mà rất thương anh. Có lần được bác hàng xóm cho mấy con cá bống, hắn kho lên để dành cho anh, còn mình chỉ ăn rau”, bà Tám vừa kể vừa khóc vì thương con.

Bà Tám cũng cho biết Phúc rất khát khao được đi học tiếp nên có lần hỏi: “Mẹ, con hỏi thật, con muốn học tiếp thì mẹ có cố gắng nuôi con được không?”. “Nghe con hỏi mà tôi đau thắt lòng. Nó còn bảo: “Mẹ ơi, cho con đi học để sau này con kiếm tiền nuôi anh”. Nhưng gia cảnh tôi như rứa thì lấy răng (đâu – PV) mà chi trả”, bà Tám lại khóc.

Tâm sự về mong ước của mình, Phúc cho biết em chỉ khát khao được đi học. “Mẹ em vừa bị tai nạn lao động dập gót chân nhưng vẫn gắng gượng đi làm để lo cho gia đình. Thấy bố mẹ vì lao động vất vả mà bị tai nạn nên em càng cố gắng học, để sau này kiếm được tiền phụ giúp gia đình”, Phúc chia sẻ.

Nhận xét về Phúc, cô giáo Nguyễn Thị Nhung, giáo viên chủ nhiệm của em, cho biết em rất nghị lực và ham học. “Phúc học chăm lắm, giờ học luôn chăm chú nghe giảng nên thầy cô rất thương. Kết quả học tập của Phúc bao giờ cũng đứng thứ nhất, nhì của lớp. Nhưng tội cho hoàn cảnh của em quá. Phúc muốn học tiếp nhưng không biết lấy tiền đâu ra… Mong cộng đồng giúp đỡ để em viết tiếp ước mơ của mình”, cô Nhung trải lòng.