Cách hấp lại cơm nguội ngon như cơm nóng sốt, thơm ngon như mới nấu: Đơn giản nhưng nhiều bà nội trợ chưa biết

Để biến cơm nguội trở nên nóng sốt, thơm ngon, bạn đừng bỏ qua những mẹo nhỏ dưới đây nhé.

Việc nấu cơm quá tay và phần cơm thừa được cất đi để hôm sau hâm nóng lại rồi dùng tiếp là chuyện bình thường. Để cơm nguội hấp lại ngon như cơm nóng, bạn cần phải có những bí kíp đặc biệt.

Cách hấp lại cơm nguội ngon như cơm nóng sốt, thơm ngon như mới nấu: Đơn giản nhưng nhiều bà nội trợ chưa biết

Hấp cơm nguội cùng cơm mới nấu

Nếu chỉ còn lại một chút cơm nguội và bạn vẫn phải nấu thơm cơm mới cho đủ khẩu phần ăn của cả nhà, hãy áp dụng cách sau:

Vo gạo và nấu cơm như bình thường. Trong lúc chờ cơm chín, bạn có thể bỏ cơm nguội trong tủ lạnh ra ngoài.

Đợi cơm sôi và bắt đầu cạn nước bạn mới cho cơm nguội vào hấp. Thao tác này phải làm nhanh tay. Sau đó đậy nồi lại để cơm được nấu như bình thường. Khi cơm mới chín thì phần cơm nguội cũng nóng sốt như cơm mới.

Hâm nóng lại cơm nguội bằng nồi cơm điện

Nếu bạn cần hâm nóng lại một lượng cơm nguội lớn, có thể áp dụng cách này.

Cho một chút nước xuống đáy nồi cơm điện rồi cho cơm nguội lên trên và dàn đều. Lưu ý, chỉ cho một lượng nước nhỏ để cơm không bị khô. Cho nhiều nước có thể khiến phần cơm dưới đấy nồi bị nát.

Cắm điện và chọn chế độ nấu cơm như bình thường. Sau khoảng 10 phút, bạn sẽ thấy hơi bốc lên. Sau đó, nồi cơm sẽ chuyển sang chế độ ủ ấm như bình thường. Để như vậy khoảng 5 phút là có thể mang cơm ra sử dụng.

cach-ham-nong-com-nguoi-01

Cách hấp cơm nguội bằng bếp ga

Hãy cho cơm nguội vào nồi và dàn đều. Thêm một chút nước lên mặt cơm để cơm không bị khô. Bạn cũng có thể cho cơm vào giá rồi phun nước và trộn đều rồi mới cho vào nồi.

Đặt nồi lên bếp, đun lửa vừa cho tới khi thấy nồi cơm nổ lẹt đẹt, hơi nước bốc lên thì vặn nhỏ lửa. Đun lửa nhỏ 5-10 phút là sẽ có cơm nóng sốt.

Khi cơm nóng, bạn tắt bếp và nên sử dụng cơm ngay.

Hâm nóng cơm bằng lò vi sóng

Chỉ cần cho cơm nguội vào bát thuỷ tinh. Lấy màng bọc thực phẩm bọc kín lại hoặc dùng một chiếc đĩa đậy lên trên bát cơm. Sau đó, cho bát cơm vào nồi vi sóng để hâm nóng. Thời gian quay trong lò vi sóng tùy thuộc vào lượng cơm mà bạn cần làm nóng.

cach-ham-nong-com-nguoi-02

Nếu sợ cơm bị khô, rời rạc, bạn có thể lấy một viên đá lạnh bỏ lên trên bát cơm. Cứ một bát cơm lớn thì bạn đặt một viên đá nhỏ lên trên, dùng màng bọc thực phẩm gói lại. Dùng tăm đục vài lỗ thủng trên màng bọc thực phẩm để hơi nước thoát ra. Sau đó cho bát cơm vào lò vi sóng quay khoảng 90 giây. Viên đá tan ra trong quá trình hâm nóng sẽ giúp cơm giữ được độ ẩm cần thiết, không lo bị khô.

Hâm nóng cơm bằng cách hấp cách thủy

Bạn có thể cho cơm nguội vào khay nấu xôi, dàn đều để cơm không bị vón cục rồi đặt lên nồi để hấp cách thủy. Chỉ cần hấp khoảng 10 phút là có cơm nóng dẻo như mới nấu.

Xem thêm : 

Mẹo xào mì tôm ngon như ngoài hàng, đơn giản nhưng không phải ai cũng biết

Để có đĩa mì tôm xào thơm ngon, không thua kém gì khi ăn ngoài hàng, bạn hãy chú ý đến những mẹo nhỏ dưới đây.

meo-xao-mi-tom-01

Chần mì đúng cách

Nếu không làm đúng cách, sợi mì xào sẽ bị nát, mềm chứ không được săn và dai như ngoài quán. Một trong những lỗi dẫn đến tình trạng này chính là chần mì không đúng cách. Nhiều người luộc hoặc chần mì cho tới khi sợi mì mềm. Tuy nhiên, việc này sẽ khiến mì xào bị mềm và nát.
Để sợi mì vẫn giữ được độ dai khi xào, bạn có thể thử chần mì theo một trong 2 cách dưới đây:

– Cho mì vào một cái vỉ có lỗ rồi để lên trên nồi nước đang sôi. Hơi nước bốc lên sẽ làm mềm sợi mì. Khi thấy mì mềm và tơi ra thì có thể bỏ vỉ mì ra. Như vậy, mì sẽ không bị mềm, nát.

– Nấu một nồi nước sôi, thả vắt mì vào chần nhanh trong vòng 1 phút thì vớt ra. Để mì vào một cái rổ và dội qua nước lạnh hoặc cho vào tô đá cho sợi mì nguội. Sau đó, vớt mì ra để ráo nước và chuẩn bị xào.

Xào nguyên liệu trước

Thông thường, món mì xào sẽ có rất nhiều nguyên liệu như thịt, trứng, tôm, mực, rau… Những thứ này giúp món mì xào thêm dinh dưỡng và hấp dẫn.

Trước khi xào, bạn cũng nên trụng sơ nguyên liệu qua nước sôi hoặc xào sơ để chúng ngấm gia vị. Như vậy, khi xào với mì thì các nguyên liệu đi kèm sẽ không bị sống, mì cũng tránh được tình trạng bị nát.

Có thể xào riêng từng loại nguyên liệu cho chín tới trước rồi bỏ ra đĩa. Khi đã sơ chế xong toàn bộ thì mới bỏ tất cả nguyên liệu vào trong chảo, đảo đều tay và nêm lại gia vị cho vừa miệng là có thể tắt bếp.

Dùng nước tương
meo-xao-mi-tom-02
Khi nêm nếm cho món mì xào, bạn có thể sử dụng gói gia vị đi kèm trong gói mì hoặc sử dụng nước tương.

Nước tương có khả năng tạo màu vàng nâu đẹp mắt cho sợi mì và cũng đỡ mặm, đỡ nặng mùi hơn nước mắm.

Xào trên lửa lớn
meo-xao-mi-tom-03
Với các món xào nói chung và món mì xào nói riêng, bạn nên để lửa lớn. Nếu để lửa nhỏ, sợi mì sẽ bị nát, mềm nhũn.

Khi xào trên lửa lớn, sợi mì sẽ nhanh chóng săn lại, dai và đậm đà hơn.

Vì các nguyên liệu đã được sơ chế trước nên khi cho mì vào thì chỉ cần đảo nhanh tay là được, tránh để sợi mì bị khô hoặc nát do nấu quá lâu.